Thế giới

NASA lại phát hiện hành tinh giống Trái đất hơn cả Kepler-452b

ClockThứ Hai, 03/08/2015 13:59
TTH.VN - Các nhà thiên văn học tại NASA vừa phát hiện ra một hành tinh giống Trái đất hơn cả Kepler-452b và là “một mỏ vàng để nghiên cứu khoa học”.

Theo Independent, nhờ kính thiên văn vũ trụ Spitzer, các nhà khoa học đã xác nhận được sự tồn tại của hành tinh mang tên HD-219134b, nằm cách Trái đất khoảng 21 năm ánh sáng, gần Trái đất hơn rất nhiều so với khoảng cách 1.400 năm ánh sáng từ Trái đất đến Kepler-452b.

nasa lai phat hien hanh tinh giong trai dat hon ca kepler-452b hinh 0
Hành tinh HD-219134b (Ảnh Independent)

Dù khoảng cách này được cho là rất gần, so với Kepler-452b, việc con người đặt chân đến HD-219134b vẫn được coi là “bất khả thi” bởi phải mất tới 387.000 năm thì tàu vũ trụ New Horizon với tốc độ nhanh nhất hiện nay là 58.000km/h mới có thể đến được HD-219134b.

Ngoài ra, dù giống Trái đất hơn cả Kepler-425b, HD-219134b lại nằm quá gần ngôi sao của mình nên bề mặt của hành tinh này rất nóng và không thể tồn tại sự sống trên đó.

Hành tinh HD-219134b không thể nhìn trực tiếp ngay cả khi sử dụng kính thiên văn từ Trái đất, tuy nhiên, ngôi sao của hành tinh này có thể dễ dàng được nhìn thấy bằng mắt thường và nằm ở chòm sao Thiên Hậu gần sao Bắc Cực.

Mặc dù vậy, khoảng cách “gần gũi” từ hành tinh HD-219134b đến Trái đất được cho là sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các nhà khoa học muốn nghiên cứu về hành tinh này bằng kính thiên văn vũ trụ.

Những quan sát ban đầu cho thấy HD-219134b nặng hơn Trái đất khoảng 4,5 lần, to hơn trái đất khoảng 1,6 lần và chỉ mất có 3 ngày để quay quanh ngôi sao của mình. Ngoài ra, hành tinh này được cho là có bề mặt lởm chởm đất đá như Trái đất, nhưng lại không có băng và khí gas.

Nhà khoa học Michael Werner làm việc tại dự án Spitzer cho biết: “hành tinh này sẽ là hành tinh được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong thập kỷ qua”.

Điều này là bởi: “Những hành tinh đang bay ngang qua ngôi sao của mình là những hành tinh “quý hơn vàng” vì chúng có thể cung cấp rất nhiều thông tin phục vụ công tác nghiên cứu”.

Theo đó, việc theo dõi hành tinh này khi nó bay qua ngôi sao của mình, các nhà khoa học có thể theo dõi được sự thay đổi của ánh sáng phản xạ các hóa chất tồn tại trên hành tinh này.

Ngoài ra, hành tinh này cũng được coi là vật thể được quan sát một cách hoàn hảo từ kính thiên văn James Webb, dự kiến sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2018.

Kính thiên văn vũ trụ James Webb là loại kính thiên văn nổi bật trong số các ống kính thiên văn vũ trụ thế hệ mới nhất hiện nay và được cho là sẽ thay thế kính thiên văn vũ trụ Hubble.

Kính thiên văn vũ trụ James Webb có khả năng quan sát các hành tinh và các vật thể nằm rất xa Trái đất với độ chi tiết chưa từng có từ trước đến nay.

Trần Khánh (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top