Thế giới

NATO bất ngờ làm lành với Nga

ClockThứ Sáu, 18/09/2015 10:13
TTH.VN - Nga đang nhận được những tín hiệu từ NATO cho thấy liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương này rất muốn khôi phục lại một số kênh hợp tác song phương. Thông tin này đã được Đại sứ Nga tại NATO tiết lộ hôm (16/9).

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh hoạ

“Chúng tôi gần đây đã liên tục nghe thấy những tín hiệu từ NATO trong đó họ thể hiện rằng sẽ rất là tuyệt để nối lại các mối quan hệ tiếp xúc về mặt quân sự giữa Nga và NATO, bắt đầu bằng một đường dây nóng trực tiếp để ngăn chặn khả năng xảy ra những vụ việc nguy hiểm giữa quân đội hai bên”, Đại sứ Alexander Grushko cho hay. Ông này cũng tiết lộ thêm rằng, Nga không có điều gì để phản đối những mối quan hệ tiếp xúc như vậy. 
  
“Không phải chúng tôi là bên đã cắt đứt những đường dây liên lạc, tiếp xúc đó. Vì thế, nếu NATO nghiêm túc tin rằng các cuộc đối thoại quân sự là nhân tố ổn định tình hình thực sự thì họ nên là bên phải đi bước đi đầu tiên trong việc khôi phục lại các cuộc đối thoại bình thường đã từng tồn tại giữa chúng tôi như một phần của Hội đồng Nga-NATO trong suốt nhiều năm qua”, ông Grushko nhấn mạnh. 
  
Mối quan hệ giữa Nga với NATO đã rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO còn tăng cường tiến hành các cuộc tập trận quân sự và đang đối phó với Nga bằng cách tăng cường phòng thủ ở sườn phía đông của Châu Âu với một đội quân mũi nhọn gồm 5.000 binh lính với các trung tâm chỉ huy được lập lên ở các nước Baltic, Bulgari, Ba Lan và Rumani. 
  
Những động thái trên của NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Moscow cũng đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với kế hoạch thúc đẩy sự hiện diện quân sự của NATO ở Châu Âu. Nga bắt đầu thực hiện kế hoạch triển khai vũ khí tối tân ở nhiều khu vực sát biên giới với các nước thành viên NATO. Cùng với đó, Nga liên tục tổ chức các cuộc tập trận rầm rộ, quy mô lớn nhằm răn đe, cảnh báo các nước NATO cũng như tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga. 
  
Tuy nhiên, có vẻ như sau một thời gian cắt đứt quan hệ với Nga, NATO nhận thấy điều này là không có lợi cho chính họ và vì thế họ đã bất ngờ phát đi tín hiệu làm lành với Nga.

Theo Vnmedia
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Return to top