NATO sử dụng binh lính Đức để đe dọa Nga
TTH.VN - Đức đang gửi binh sĩ và trang thiết bị quân sự đến Latvia và Ba Lan như là một phần của Lực lượng phản ứng nhanh NATO. Với hành động mang tính biểu tượng này, liên minh quân sự chứng tỏ với Nga rằng, "sức mạnh" quân sự của khối có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, tạp chí Contra của Áo viết.
Lực lượng vũ trang Cộng hòa Liên bang Đức (Bundeswehr) đang đưa lính "vào mặt trận NATO ở phía đông", tạp chí viết. Thậm chí nếu việc triển khai hàng trăm binh sĩ Đức ở biên giới với Nga là một động thái mang tính biểu tượng, nó có thể được xem như là một dấu hiệu rõ ràng rằng, liên minh quân sự xuyên đang tìm cách mở rộng hơn nữa, bài báo cho biết.
Liên minh quân sự NATO. Ảnh: Sputnik
Vào ngày 15/8 tới, 150 binh sĩ Đức từ tiểu đoàn bộ binh 292 sẽ được chuyển đến Latvia cùng với các xe bọc thép trong khoảng thời gian 3 tháng. Mục đích chính thức của động thái này là để "đào tạo và rèn luyện", tạp chí này đưa tin.
Ngoài ra, Lực lượng vũ trang của Đức khẳng định tiểu đoàn bộ binh cơ giới Đức được thiết lập để gia nhập hàng ngũ của quân đội Ba Lan. 700 binh sĩ và 44 xe bọc thép sẽ được hợp nhất toàn bộ vào các lực lượng vũ trang Ba Lan vào năm 2021, bài báo cho biết thêm.
Điều này có nghĩa Đông Âu sẽ phải đối mặt với một làn sóng có khoảng một ngàn lính Đức, có nhiệm vụ là uy hiếp Nga, cho thấy mối đe dọa về nguy cơ của một cuộc tấn công.
"Người Đức có thực sự muốn điều này?" phóng viên Áo đặt ra câu hỏi, nhưng cho đến nay câu hỏi đó vẫn còn là một câu hỏi tu từ, chưa có lời giải đáp.
Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik & Newstral)
- Nhật Bản sẽ đón khách du lịch theo tour từ ngày 10/6 (27/05)
- Học giả Nga đánh giá cao vai trò và vị trí địa chiến lược của ASEAN (27/05)
- Đông Nam Á phục hồi tăng trưởng trở lại (26/05)
- Hãng dược phẩm Roche phát triển xét nghiệm PCR bệnh đậu mùa khỉ (26/05)
- ECB lo ngại rủi ro đe dọa ổn định tài chính của Eurozone (26/05)
- Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tái đắc cử, tiếp tục làm Tổng Giám đốc WHO (26/05)
- ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc (25/05)
- Hội nghị WEF Davos 2022: Nền kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều mối đe doạ (25/05)
-
Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
-
Chế độ ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ
- OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc
- Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm
- Campuchia đặt mục tiêu đón ít nhất 1 triệu du khách quốc tế trong năm nay