ClockThứ Sáu, 04/03/2011 09:35

Nên biết cách để áp lực thành động lực

TTH - Càng gần đến ngày thi ĐH, CĐ áp lực thi cử càng đè nặng trên vai các thí sinh..        

 Gánh nặng tâm lý

Con cái được học hành đến nơi đến chốn, đỗ đạt cao, có công việc tốt sau này... là mong muốn của tất cả các phụ huynh. Tuy nhiên, chính mong ước đó mà vô hình chung phụ huynh đã tạo cho con mình một áp lực rất lớn. Tại trung tâm luyện thi Phan Đình Phùng, tôi gặp em Khánh Ngân ở Nghệ An vào Huế ôn thi vào trường sư phạm, em cho biết “Cả nhà có 4 anh, chị em mà không ai học hành đến nơi đến chốn hết. Chỉ có mình em nên ba mẹ rất hi vọng em sẽ đậu đại học để làm “nở mày nở mặt” với bà con dòng họ. Chính vì vậy em cảm thấy rất áp lực. Vào đây ôn thi chưa được bao lâu mà ngày nào ba mẹ cũng gọi điện vào bảo “cố lên”, “năm này phải đậu đại học”... điều đó khiến em rất mệt mỏi”.

Các sĩ tử học ngày học đêm chuẩn bị kỳ thi đại học

 
Đối với các thí sinh thi năm thứ hai và các học sinh 12 có thành tích khá giỏi thì áp lực lại tăng lên gấp bội. Do đã bị trượt đại học năm trước nên Giang quê ở Thanh Hóa và nhiều em đã phải “gồng lưng” lên học, để không phụ lòng của ba mẹ. Giang tâm sự “Bố mẹ em bao giờ cũng so sánh em với chị gái. Lúc nào cũng “mày xem chị mày đó, thi năm đầu là đậu, còn mày thi năm này mà không đậu thì đi ra khỏi nhà”. Bởi thế nên em phải “gồng lưng” lên học từ đầu năm tới giờ. Nhiều lúc thấy buồn và tủi thân lắm, em cũng đã cố gắng nhiều lắm rồi mà… tại sao ba mẹ cứ gây áp lực cho mình như thế. Nếu năm này không đậu chắc em phải nhảy sông tự tử mất thôi”.
 
Bạn bè cũng góp phần không nhỏ tạo áp lực cho các sĩ tử bởi tâm lý không thể thua kém bạn bè. Đặc biệt là với những bạn thi ĐH-CĐ lần hai, ba, cảm giác đó khiến các bạn có tâm lý khá nặng nề, nhiều bạn còn “thề sống thề chết” phải vào cho được đại học để “khẳng định” mình.
 
Không chỉ lo lắng vì sự quá kỳ vọng từ phía gia đình, nhiều sĩ tử còn bị đè nặng tâm lý “không hoàn thành nhiệm vụ” của thầy cô. Em HT đang là học sinh trường Quốc Học Huế tâm sự “Cô giáo chủ nhiệm rất yêu quý em và đặt rất nhiều hi vọng vào em trong kỳ thi tới. Cô luôn tìm sách hay, tài liệu quý cho em học, không bao giờ cô từ chối giúp đỡ khi em có những bài toán khó hiểu. Vì thế nếu rớt đại học em thấy rất xấu hổ với cô”.
 
Biến áp lực thành động lực
 
Với việc tăng cường thời gian học tập cộng với áp lực từ bố mẹ thầy cô, bạn bè khiến nhiều sĩ tử rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài dẫn đến stress. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe hiện tại và cả sau này của các bạn. Thậm chí có nhiều trường hợp phải nhập viện do căng thẳng kéo dài hay những chuyện dại dột của nhiều em mà báo chí những năm này đưa rất nhiều. Để giúp cho các sĩ tử có thể yên tâm học tập mà không bị áp lực thì gia đình, bạn bè, thầy cô có trách nhiệm rất lớn. Cha mẹ hãy là nơi chia sẻ để các em có thể giải bày những khó khăn, những áp lực của cuộc sống. Đừng tạo sự quá kỳ vọng và đặt áp lực lên các em, nhất là trong chuyện học tập. Không chỉ chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho các em mà còn phải chú ý đến việc chăm sóc tinh thần để động viên các em kịp thời nhất.
 
Riêng đối với thí sinh, hãy tạo cho mình tâm lý thật thoải mái để có thể “biến những áp lực mà mình đang gặp trở thành động lực phấn đấu”. Đó chính là lời mà Hoàng Viết Sơn, sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Y Dược Huế các bạn đang bước vào kỳ thi đại học cao đẳng trong năm này. “Các bạn cần trút bỏ được áp lực từ ba mẹ, thầy cô thì kỳ thi này sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tiếp theo là từ bạn bè, đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ có đậu đại học mới có tương lai xán lạn còn những con đường khác chỉ là viễn vông”.
 
Các thí sinh mới chính là người lên kế hoạch cho việc học tập của mình vì vậy không nên quá bị động để bị cuốn vào các kế hoạch học tập ngày đêm không có thời gian nghỉ ngơi. Một lời khuyên nữa cho các bạn chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học phải biết cân đối thời gian học và nghỉ ngơi để đảm bảo một sức khỏe tốt. Đại học không phải là con đường duy nhất đưa bạn đến thành công. Có rất nhiều người đang rất thành đạt nhưng không hề có tấm bằng đại học. Vì vậy dù có thất bại trong kỳ thi sắp tới thì các bạn cũng cần vững tin rằng cuộc sống còn có những con đường tốt hơn cho bạn lựa chọn.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

Trong hai ngày 16 và 17/4, tất cả học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh tham gia làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây được xem là bước khảo sát kiến thức trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top