ClockThứ Năm, 25/08/2022 13:45

Nên bổ sung hình ảnh thoái vị của vua Bảo Đại

TTH - Như chúng ta đã biết, chiều ngày 30/8/1945, tại cửa Ngọ Môn, dưới sự chứng kiến của hàng vạn Nhân dân Huế, vua Bảo Đại đã đọc chiếu thoái vị và trao kiếm, ấn cho ông Trần Huy Liệu, đại diện Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Chuyện bên lề Sự kiện lịch sử “Vua Bảo Đại thoái vị”

Tranh tái hiện được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế

Sự kiện lịch sử quan trọng này đã được các vị: Nguyễn Lương Bằng (thay mặt Mặt trận Việt Minh), Trần Huy Liệu (thay mặt Chính phủ lâm thời) và Cù Huy Cận kể lại khá chi tiết, song rất tiếc là không hề có ảnh chứng minh.

Gần đây, qua Báo Thanh Niên, lần đầu tiên tôi thấy một bức ảnh duy nhất liên quan đến sự kiện này. Báo Thanh Niên chú thích như sau: “Trần Huy Liệu (phải) nhận thanh kiếm nạm ngọc từ vua Bảo Đại thoái vị chiều ngày 30/8/1945” và cho biết bức ảnh này là “tư liệu sưu tầm từ lưu trữ tại Cộng hòa Pháp”.

Vì lần đầu tiên xem được bức ảnh trên báo nên khi gặp TS. Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng cổ vật cung đình Huế, tôi phối kiểm và được xác nhận bức ảnh đó là đúng. TS. Sơn còn cho biết thêm “có 6 bức ảnh liên quan đến sự kiện này”.

Nhìn bức tranh tái hiện “cảnh vua Bảo Đại thoái vị” được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và đối chiếu với bức ảnh tư liệu tôi thấy không khớp, bởi thứ nhất; tranh mô tả cảnh vua Bảo Đại trao ấn trước, trong khi ảnh lại cho thấy ông Trần Huy Liệu nhận kiếm.

Điều này phù hợp với lời kể của ông Trần Huy Liệu, được nhà báo Kiều Mai Sơn trích dẫn lại trên Báo Thanh Niên như sau: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị. Đọc xong, nhà vua hai tay dâng chiếc kiếm dài nạm ngọc và sau đó là chiếc ấn hình vuông.

“Khi tiếp nhận thanh kiếm của Bảo Đại dâng lên thì không có gì đáng kể. Nhưng khi tiếp nhận chiếc ấn vàng, tôi đã phải chịu đựng sức nặng bất ngờ của cái ấn. Chiếc ấn nặng tới 7 ki-lô-gam vàng!”

Vì sự chân xác của lịch sử, tôi đề nghị ngành Văn hóa và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế liên hệ để có những bức ảnh vừa nêu.

Hình ảnh tự nó nói lên tất cả, bởi sự kiện trọng đại này sách, báo đã đề cập khá nhiều.

Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' từ Pháp về Việt Nam

Thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 18/11 cho biết: Chiều 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá Lê Thị Thu Hiền, đại diện Bộ Công an (Việt Nam), Bộ Ngoại giao Pháp, UNESCO đã chứng kiến lễ chuyển giao ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” cho Việt Nam.

Chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam
Chuyện bên lề Sự kiện lịch sử “Vua Bảo Đại thoái vị”

Chiều 30/8/1945, lễ thoái vị của vua Bảo Đại được tổ chức tại Ngọ Môn (Huế) trước sự chứng kiến của đông đảo Nhân dân 6 huyện và TP. Huế. Xung quanh sự kiện này, có một số mẩu chuyện liên quan đến công tác chuẩn bị của vua Bảo Đại và phái đoàn Chính phủ cho buổi lễ thoái vị.

Chuyện bên lề Sự kiện lịch sử “Vua Bảo Đại thoái vị”
Nhật hoàng Akihito sẽ làm gì sau khi thoái vị?

Nhật hoàng Akihito thoái vị chiều nay, đánh dấu sự kết thúc của triều đại Heisei kéo dài 30 năm với nhiều câu hỏi được đặt ra. Tại sao ngài thoái vị, nghi lễ thoái vị diễn ra như thế nào, ngài sẽ làm gì tiếp theo?

Nhật hoàng Akihito sẽ làm gì sau khi thoái vị
Return to top