Thế giới

Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021

ClockThứ Hai, 19/04/2021 15:14
TTH.VN - Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu, với tất cả các nền kinh tế có xu hướng phục hồi trong năm nay, theo báo cáo đưa ra bởi Moody’s Analytics.

Đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng là thách thức cho các nước đang phát triểnBất chấp đại dịch, kiều hối vẫn tiếp tục chảy về châu ÁAnh 'xoay trục' châu Á hậu BrexitChâu Á là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của MỹNhật Bản viện trợ 41 triệu USD cho các nước châu Á phân phối vaccine COVID-19

Nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Ngoài ra, tất cả các nền kinh tế APAC - ngoại trừ Philippines, Thái Lan và Malaysia đều được dự báo sẽ phục hồi về mức tiền đại dịch vào cuối năm 2021.

Hiện tại, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của APAC đã vượt qua mức đỉnh trước khi xảy ra đại dịch trong quý IV/2020. Nhóm nước Trung Quốc, New Zealand, Đài Loan và Việt Nam hiện đang chứng kiến nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng mở rộng, với GDP thực tế đã vượt qua con số ghi nhận trong quý IV/2019. GDP của Ấn Độ cũng cao hơn một chút so với mức tiền đại dịch...

Tất cả các nền kinh tế APAC được dự đoán sẽ tăng trưởng kỷ lục trong năm 2021. Nhìn lại báo cáo được đưa ra ngày 11/3, Moody’s Analytics dự báo, Ấn Độ sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất, vào khoảng 12%, theo sau đó là Trung Quốc 8,3% và Việt Nam 7,5%. New Zealand, Philippines, Đài Loan, Singapore, Indonesia và Hongkong được dự báo sẽ tăng trưởng từ 5-6%. Các nước còn lại như Malaysia, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan được dự báo sẽ tăng từ 3-4%.

Trong nửa cuối năm, khu vực dự kiến sẽ được hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng nhờ khả năng miễn dịch tăng lên, giãn cách xã hội cũng ít hơn, cùng với việc Bắc Mỹ và châu Âu thoát khỏi các hạn chế gây nên bởi đại dịch COVID-19, chi tiêu toàn cầu sẽ được thúc đẩy. Sự phục hồi trong thương mại quốc tế, các chính sách tài khóa hỗ trợ và các biện pháp quản lý COVID-19 là những yếu tố khác cũng đóng góp nhiều lợi ích cho khu vực APAC.

Trên toàn cầu, thương mại hàng hóa tổng hợp và sản xuất công nghiệp đã phục hồi hoàn toàn trong tháng 12. Trên khắp Bắc Mỹ và phần lớn Đông Nam Á, xuất khẩu hiện đang trên mức tiền đại dịch. Giá dầu thô, dầu cọ và các mặt hàng khác tăng cũng góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu đối với các nhà sản xuất hàng hóa như Indonesia và Malaysia.

Tốc độ tiêm chủng cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế khu vực trong nửa cuối năm. Nói một cách công bằng, chỉ có Thái Lan, Malaysia và Philippines dự kiến sẽ phải đến năm sau để GDP thực tế có thể tăng lên mức tiền đại dịch. Trong đó, Thái Lan được dự đoán sẽ đạt được mục tiêu này vào quý I/2022, Malaysia sẽ đạt cột mốc tăng trưởng này vào quý II và Philippines vào quý III.

Steven Cochrane, nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics khu vực APAC đưa ra kết luận: “Những rủi ro liên quan đến COVID-19 đang giảm bớt khi vaccine được phân phối và triển khai tiêm chủng, bất chấp nhiều rào cản vẫn đang cản trở tiến trình tiêm chủng được diễn ra nhanh chóng. Thêm vào đó, thông qua gói kích thích mới của Mỹ, kết hợp với việc tăng tốc độ tiêm chủng quốc gia, những yếu tố này sẽ tạo ra tiềm năng, bổ sung cho triển vọng của nền kinh tế toàn cầu”.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
Return to top