ClockThứ Tư, 21/03/2018 06:00

Nên rà soát để người bệnh bớt phiền hà, lo lắng

TTH - Bộ Y tế khẳng định danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT theo Thông tư 40 của Bộ ban hành “bảo đảm cung cấp đầy đủ chủng loại thuốc cho nhu cầu điều trị”.

Siết tiêu chuẩn hành nghề, đảm bảo quyền, nghĩa vụ của người bệnhNơi được người bệnh tin yêu

Chờ đợi để mua thuốc ở một quầy thuốc trong BVTW Huế

Gần đến giờ vào phòng để được làm một thủ thuật y tế, tâm trạng rất hồi hộp, bỗng cô y tá chạy ra hỏi: “Có thuốc chưa?”-”Dạ, thuốc...???”- “Không ai bảo à?”- “Dạ không thấy.”- “Vậy chạy ra quầy thuốc mua lẹ đi rồi vào, kẻo bác sĩ đợi. Đây, tên thuốc đây...”.

Không có người nhà đi kèm, tôi phải nén đau chạy vội ra quầy thuốc để mua, rồi lại chạy vội mang vào bệnh viện để kịp giờ yêu cầu. Đến lúc leo lên bàn làm thủ thuật, mồ hôi vẫn còn ướt áo.

Bệnh của tôi theo chỉ định phải tái khám đến mấy kỳ, và kỳ nào cũng phải có thứ thuốc ấy mới có thể đủ điều kiện để bác sĩ tiến hành thủ thuật. Những lần tái khám về sau nhờ rút kinh nghiệm, thầy thuốc có quên dặn thì chủ động hỏi, nên bao giờ tôi cũng có thuốc mua sẵn, khỏi chạy đi chạy lại nhọc nhằn. Tuy giá trị không phải là lớn lắm, nhưng tôi hơi thắc mắc là tại sao đã có bảo hiểm y tế (BHYT) rồi vẫn phải mua thuốc ngoài. Hỏi thì được trả bởi đó là thuốc ngoài danh mục. Câu trả lời không làm tôi thấy thỏa mãn, không phải không thỏa mãn là vì không tin bệnh viện, mà bởi nghĩ hoài vẫn “không thông” được. Tại sao bệnh ấy phải có thuốc ấy mới có thể chữa trị mà cơ quan có quyền quyết định cho thanh toán lại quy là thuốc ngoài danh mục? Vậy là người có thẻ BHYT nhưng không có tiền mua thuốc, nếu xui xẻo mắc trúng loại bệnh cần thêm thuốc ngoài danh mục thì đành bó tay chịu chết?!!

Còn nhớ cách đây chưa lâu, sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số 40/2014/TT-BYT về danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT (có hiệu lực từ 1/1/2015), báo chí đã phản ánh thực trạng nhiều bệnh nhân “điêu đứng” vì không thể tiếp tục điều trị do không đủ sức chi trả khi thuốc của họ “lọt” ra ngoài danh mục được thanh toán BHYT; thậm chí một số bệnh viện có tình trạng hủy thuốc điều trị ung thư do thuốc không còn nằm trong danh mục nên không thể cấp cho bệnh nhân vì quá đắt, cuối cùng quá đát, phải hủy (!). Trong lúc đó, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ (chinhphu.vn) dẫn trả lời từ Bộ Y tế đối với thắc mắc của cử tri trên diễn đàn Quốc hội, khẳng định: “Thông tư số 40/2014/TT-BYT về danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT có 845 hoạt chất, 1.064 thuốc tân dược và 57 thuốc phóng xạ, hợp chất đánh dấu đã được đưa vào danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán. Danh mục này khá phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại thuốc, và bảo đảm cung cấp đầy đủ chủng loại thuốc cho nhu cầu điều trị...”.

Bộ khẳng định “bảo đảm cung cấp đầy đủ chủng loại thuốc cho nhu cầu điều trị” nhưng tại sao như trường hợp của tôi thuốc thiết yếu, dứt khoát phải có cho điều trị vẫn phải chấp nhận đi mua “ngoài danh mục”. Và ở các nhà thuốc bệnh viện, hàng ngày vẫn rất đông người xếp hàng chờ mua thuốc, trong đó không ít trường hợp là mua thuốc “ngoài danh mục”. Vậy là thế nào? Bệnh viện chỉ định thuốc điều trị...”sai” danh mục, hay danh mục của Bộ Y tế ban hành còn thiếu nhiều loại thuốc? Rất mong được rà soát để người bệnh bớt phiền hà và lo lắng. Thậm chí nếu cần, theo chúng tôi, có thể tăng mệnh giá thẻ BHYT một cách hợp lý, nhưng người bệnh được chăm sóc, được điều trị tốt hơn cũng là việc nên làm.

Bài, ảnh: Hải Trần

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Điều em muốn nói”

“Em ước gia đình em hạnh phúc, không có cãi vã, ba mẹ em dễ tính”. “Con muốn gia đình không có bạo lực”. Đó là hai trong số hàng trăm lời nhắn gửi được đính lên Cây mong ước trong chương trình Vòng tay yêu thương.

“Điều em muốn nói”
Họ có đặt mình vào vị trí của người bệnh?!

Mấy hôm nay chuyển trời, nghe trong người không được khỏe nên cô tôi quyết định đi khám cho chắc chuyện. Có bảo hiểm y tế (BHYT), nhưng cô mua cốt để phòng khi xui xẻo phải nhập viện, còn bình thường, cô hay đến các phòng khám tư cho nhanh gọn, ít rườm rà. Lần này, theo giới thiệu, cô tìm đến phòng khám của bác sĩ D., một bác sĩ nội khoa khá nổi tiếng.

Họ có đặt mình vào vị trí của người bệnh
Trách nhiệm với người bệnh

“Những năm qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã thực hiện tốt phong trào hiến máu tình nguyện. Hàng năm, chúng tôi phối hợp với Trung tâm Huyết học và truyền máu – Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức từ 1 đến 2 đợt hiến máu với hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia”. Đó là chia sẻ của Thượng tá Trương Viết Hải, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh.

Trách nhiệm với người bệnh
Lan tỏa phong trào hiến máu, hiến tạng

Ngày 26/6, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức Chương trình Hành trình Đỏ “Kết nối dòng máu Việt”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài cùng đại diện các cơ quan đơn vị, hàng trăm hội viên Hội Chữ thập đỏ, tình nguyện viên hiến máu

Lan tỏa phong trào hiến máu, hiến tạng
Return to top