ClockThứ Tư, 18/11/2015 15:32

Nên thành lập bộ phận chuyên trách về vệ sinh an toàn thực phẩm

TTH - Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, tạo nhiều lo lắng cho người dân. Nếu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được kiểm soát hiệu quả thì không biết sức khỏe của cuộc sống con người như thế nào?

Báo chí hàng ngày đưa tin, nơi này ngộ độc tập thể, nơi kia ngộ độc tập thể… rồi công an, quản lý thị trường bắt quả tang thịt thối, hoa quả, rau xanh nhiễm độc… tuồn vào thị trường tiêu thụ. Mới đây nhất tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn các bộ trưởng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thật sự, đây là vấn đề rất nóng và hệ trọng đối với quốc gia. Hiện tại, người dân không biết mặt hàng gì là an toàn và mặt hàng gì không an toàn, trắng đen lẫn lộn và cuộc sống của người dân luôn luôn trong tâm trạng “ăn gì, uống gì cũng sợ”.

Việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm rất được Nhà nước quan tâm. Hệ thống pháp luật bao gồm nhiều luật, nghị định và pháp lệnh về chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng đã được ban hành từ rất sớm; Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 cũng đã được tích cực triển khai, nhằm nhấn mạnh nội dung an toàn thực phẩm, tạo động lực thúc đẩy việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong cả nước. Các bộ đã ban hành hàng trăm văn bản, quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Y tế đều đã thành lập từ cấp bộ đến tỉnh bộ phận chức năng kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra thường xuyên, có nguy cơ ngày càng diễn biến phức tạp.

Trò chuyện với chúng tôi, nhiều người dân cho rằng, hệ thống văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm khá hoàn chỉnh, song việc thực thi còn nhiều vấn đề đáng bàn do nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên chẳng ai chịu trách nhiệm. Đơn cử về mặt hàng tôm cũng cho thấy nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ. Kiểm soát nuôi tôm do ngành nông nghiệp, khi con tôm bán ra thị trường thì do ngành công thương quản lý và khi con tôm chế biến nếu người ăn bị ngộ độc do tồn dư kháng sinh, chất bảo quản thì ngành y tế chịu trách nhiệm. Với việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm trầm trọng như hiện nay, nên chăng phải thành lập riêng hẳn một bộ phận chuyên trách về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm để làm việc và chỉ giao cho một bộ, ngành ở Trung ương quản lý và ở tỉnh cũng vậy. Có như thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mới được thực hiện tốt, chứ như hiện nay, có quá nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia quản lý thì khó lòng kiểm soát được, bởi chẳng có ai chịu trách nhiệm cả.

Ông Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh cho biết: “Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm rất phức tạp. Chẳng hạn, nguyên nhân làm gia tăng các vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ do sản xuất, chế biến, cây trồng, vật nuôi bị ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng thải ra từ các khu công nghiệp mà còn do tình trạng sử dụng các hóa chất ngoài danh mục hoặc bị cấm như thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, chất tăng trọng, chất tạo nạc trong chăn nuôi, các chất bảo quản phụ gia, chất ngọt tổng hợp, phẩm màu công nghiệp trong chế biến, bảo quản thực phẩm dẫn đến ô nhiễm thực phẩm… Chính vì vậy, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm rất khó khăn, đặc biệt khó khăn hơn nữa là có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia quản lý nên dẫn đến hiệu quả chưa cao. Theo chúng tôi, để hạn chế tình trạng này nên sớm nghiên cứu thành lập một cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tập trung dưới sự chỉ đạo của Chính phủ; UBND tỉnh”.

Đã đến lúc, chúng ta phải xem xét lại vấn đề này một cách toàn diện để việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thực sự có hiệu quả, đi vào thực chất nhằm đem lại niềm tin, cuộc sống an toàn cho người dân.

Hoàng Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn

Dù ngành chức năng đã có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng mua bán trái phép hóa đơn (HĐ), nhưng vấn nạn này vẫn âm ỉ xảy ra trong đời sống xã hội.

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
XUNG QUANH VIỆC BÀ HOÀNG THỊ KIM ÁNH KHIẾU NẠI GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN ĐỂ QUÁ THỜI HẠN:
Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP. Huế thụ lý

Vừa qua, Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn khiếu nại của bà Hoàng Thị Kim Ánh (Căn hộ B-1107, tầng 11, chung cư The Manor Crown, Tố Hữu, Xuân Phú, TP. Huế) liên quan về việc giải quyết đơn thư tố cáo của công dân để quá thời hạn theo quy định của Luật Tố tụng hình sự.

Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP Huế thụ lý
Xung quanh việc chuyển nhượng QSDĐ giữa bà Nguyễn Thị Minh Tâm với vợ chồng ông Nguyễn Đắc Quốc Nhật:
Nếu tranh chấp, có quyền khởi kiện một vụ án dân sự khác

“Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) giữa bà Nguyễn Thị Minh Tâm với vợ chồng ông Nguyễn Đắc Quốc Nhật là một quan hệ pháp luật tranh chấp khác, nếu có tranh chấp thì có quyền khởi kiện một vụ án dân sự khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”. Đó là trả lời của Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) TX. Hương Thủy - Mai Văn Phú tại Công văn số 04/CV-TA ngày 2/1/2024.

Nếu tranh chấp, có quyền khởi kiện một vụ án dân sự khác

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top