Thế giới

Nepal ngừng tìm kiếm nạn nhân động đất, chuyển sang công tác tái thiết

ClockThứ Ba, 05/05/2015 15:37
TTH.VN - Chính phủ Nepal vừa quyết định ngừng hoạt động tìm kiếm, chuyển sang công tác tái thiết giúp những người còn sống vượt qua khó khăn hiện nay.

Gần 10 ngày sau khi xảy ra trận động đất kinh hoàng 7,9 độ richter, cướp đi mạng sống của hàng nghìn người, giờ đây bên cạnh nỗi đau về mất người thân, người dân Nepal lại phải tiếp tục đối mặt với những lo lắng về nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong khi bắt tay xây dựng lại các cơ sở hạ tầng bị phá hủy trong trận động đất vừa qua.   

 
Các tình nguyện viên tham gia thu dọn đống đổ nát tại Nepal (Ảnh Reuters)

Tại thủ đô Kathmandu, nơi có tới 25 khu tái định cư dành cho hàng chục nghìn nạn nhân của trận động đất vừa qua đang xuất hiện những dấu hiệu về dịch bệnh do ô nhiễm môi truờng và thiếu nuớc sạch trầm trọng. 

Một cư dân ở Kathmandu cho biết gia đình anh chỉ biết trông chờ vào thực phẩm, đặc biệt là nuớc sạch cứu trợ: “Chúng tôi đang rất cần nuớc sạch. Tuy nhiên, các xe nước không thể đến được nhiều nơi  vì các nhiều con đuờng đang bị chặn bởi các đống đổ nát. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh quá bẩn khiến tôi thực sự lo sợ các con tôi sẽ phát bệnh”.   

Mặc dù Chính phủ Nepal nói rằng chưa có dấu hiệu nào của dịch bệnh, song Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ngày 4/5 cảnh báo nguy cơ về bệnh dịch sau mỗi trận thảm họa thiên nhiên là điều không thể tránh khỏi. 

Đại diện UNICEF ở khu vực Nam Á Karin Hulshof cho biết, sẽ ưu tiên phòng bệnh cho trẻ em :"Chúng tôi sợ rằng dịch sởi sẽ bùng phát đặc biệt khi mùa mưa ở Nê-pan sắp tới, vì vậy chúng tôi hôm nay sẽ bắt đầu việc  tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ em  trong  hai ngày. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục  phân phối các viên thuốc lọc nước và gói muối bù nước, đường để tránh bệnh truyền nhiễm qua đuờng nước. Đây là biện pháp tốt nhất để tránh mất nuớc khi trẻ bị tiêu chảy. Bằng khả năng có thể, chúng tôi đang cố gắng không để  dịch bệnh bùng phát và lan rộng”.

Cùng với sự trợ giúp của Liên Hợp Quốc, nhằm tránh nguy cơ bệnh dịch và các tác nhân khác gây hại cho sức khỏe, người dân thủ đô Kathmandu, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, cũng đã trở về nhà bắt đầu thu dọn các đống đổ nát, làm sạch môi truờng.

Theo Cơ quan quản lý môi trường Kathmandu, hàng nghìn  tấn rác mỗi ngày  đã được thu gom lại và hàng chục nghìn lít hóa chất đuợc sử dụng để dọn vệ sinh. Giới chức Nepal kêu gọi nguời dân đoàn kết cùng nhau gây dựng lại cuộc sống.

 Theo thống kê mới nhất của Chính phủ Nepal, trận động đất mạnh 7,9 độ richter  ngày 25/4 vừa qua đã phá hủy ít nhất 300.552 ngôi nhà. Số người thiệt mạng đến nay đã tăng lên 7.276 người  và gần 14.400 người bị thương. 

Giới chức Nepal lo ngại, số người chết có thể tăng lên tới 10.000 người. Phát biểu trong một cuộc họp báo với đại sứ của hơn 20 quốc gia, Ngoại trưởng Nepal Mahendra Bahadur Pandey đánh giá cao những hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của cộng đồng quốc tế dành cho quốc gia Nam Á này trong thời điểm khó khăn. 

Ông Pandey cho biết, Chính phủ Nepal quyết định thành lập một Qũy Phục hồi và tái thiết với mục tiêu quyên góp 2 tỷ USD và đã chuyển ngay 200 triệu USD cho quỹ. 

Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua khoản hỗ trợ tài chính khẩn cấp bổ sung cho 16,6 triệu euro để giúp Nepal xử lý hậu quả của trận động đất. 

Trong khi đó, Mỹ điều thêm 4 máy bay trực thăng quân sự tới Nepal tham gia công tác thăm dò, đánh giá thiệt hại động đất các vùng hẻo lánh và vận chuyển hàng cứu trợ. 

Chương trình Lương thực Liên Hợp Quốc cùng ngày đã chuyển được các chuyến hàng cứu trợ gồm luơng thực chủ yếu là gạo bằng máy bay trực thăng và phân phát cho gần 2.000 người sống tại các khu vực vùng núi Gorkha xa xôi, khó tiếp cận. 

Liên Hợp Quốc ước tính hậu quả trận động đất đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của hơn 8 triệu trong số 28 triệu người Nepal. Thiệt hại về kinh tế ước tính lên tới gần chục tỷ USD chiếm tới gần 40 % GDP, trong đó ngành du lịch, ngành trụ cột của quốc gia nghèo nhất Nam Á này bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Mai Liên (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top