ClockThứ Sáu, 05/04/2019 09:14

Nét đẹp của văn hóa gia tộc ở làng quê

TTH - Từ xứ Thanh vào xứ Huế lập nghiệp, trải qua nhiều đời, nhiều thế hệ, dòng họ Trương đã phân thành nhiều chi họ và tới định cư, tới lập nghiệp ở nhiều làng xã, phường phố khác nhau.

Nặng lòng với làng quê xứ HuếSống giữa không gian văn hóa làng

Ngày 24/3 vừa qua, dòng họ Trương Văn ở làng Hải Nhuận, xã Phong Hải, huyện Phong Điền đã long trọng tổ chức lễ khánh thành lăng mộ và lễ giỗ tổ hàng năm của dòng họ. Được về dự hai buổi trọng lễ này, tôi rất vui và rất xúc động. Dù chỉ là một buổi trọng lễ của một dòng họ ở một làng ven biển, xa nơi thị thành nhưng người tới dự rất đông. Ngoài bà con trong dòng họ Trương Văn còn có rất nhiều đại biểu của các cấp chính quyền, của các hội đoàn và của một số dòng họ khác trong huyện, trong tỉnh.

Các bậc cao niên ở làng Hải Nhuận cho chúng tôi biết: cụ Tổ của dòng họ Trương Văn làng này có tên là: Trương Văn Mượn. Dòng họ Trương Văn có quê gốc ở Thanh Hóa. Thủy tổ của dòng họ vốn là một võ tướng có công lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược hồi thế kỷ XV.

Từ xứ Thanh vào xứ Huế lập nghiệp, trải qua nhiều đời, nhiều thế hệ, dòng họ Trương đã phân thành nhiều chi họ và tới định cư, tới lập nghiệp ở nhiều làng xã, phường phố khác nhau. Dòng họ Trương Văn ở làng Hải Nhuận là một trong những chi họ đó. Chi họ này đến nay đã thành một trong những chi họ lớn của làng và đã trải qua 13 thế hệ. Con cháu của dòng họ, ngoài những người sinh sống ở làng còn có nhiều người đi làm ăn, đi lập nghiệp ở những vùng quê khác, trong nước cũng có, ngoài nước cũng có. Rất nhiều người trong dòng họ đã làm ăn phát đạt, đã thành công trong học hành, khoa cử…

Lễ khánh thành lăng mộ tổ và lễ giỗ tổ dòng họ Trương Văn được tiến hành rất trang nghiêm, rất thành kính và đầm ấm theo những nghi thức của lễ hội dân gian cổ truyền ở Thừa Thiên Huế. Các cụ ông, cụ bà đều mặc áo dài, chít khăn đóng. Mọi người thành tâm khấn vái và dâng hương lên bàn thờ tổ tiên. Nhìn ngôi mộ tổ mới được xây dựng lại rất bề thế, rất khang trang và ngôi nhà thờ Tổ cổ kính không ai là không thấy vui, thấy tự hào về những công trình văn hóa do chính những người suốt đời gắn bó với biển khơi, với làng xóm tạo dựng nên. Những công trình văn hóa này còn có sự đóng góp rất nhiệt tình của nhiều con cháu trong dòng họ dù giờ họ đã xa quê đi làm ăn ở nơi này, nơi khác…

Lễ hội do một dòng họ tổ chức dù quy mô không lớn như một ngày hội làng nhưng nó cũng mang rất nhiều ý nghĩa cao đẹp. Lòng biết ơn tổ tiên, sự coi trọng, sự đề cao tình nghĩa gia đình, gia tộc, sự chăm lo cho cuộc sống của mọi người được ấm no, hạnh phúc… một phần cũng được thể hiện ở ngày giỗ tổ và cuộc hội tụ đông đủ bà con trong dòng họ này. Họ Trương Văn cũng như một số dòng họ khác trong xã Phong Hải từ lâu đã lập “Quỹ khuyến học” và tổ chức trọng thể các buổi lễ trao thưởng cho những học sinh đạt thành tích cao trong học hành, thi cử. Các bậc ông bà, cha mẹ thường kể cho con cháu nghe về quê hương, bản quán, về tổ tiên, về những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, của vùng đất mà họ đang sinh sống… Văn hóa gia đình, gia tộc được coi trọng, được đề cao là một nhân tố quan trọng góp phần làm cho quê hương, cho đất nước ngày càng an vui, giàu mạnh. Để kết thúc bài viết này, tôi xin chép lại đôi câu đối được dòng họ Trương Văn trân trọng treo lên trước ngôi mộ tổ trong ngày trọng lễ:

“Cây có cội mới nở cành, xanh lá

Nước có nguồn mới biển cả, sông sâu”

Trần Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top