ClockThứ Tư, 10/06/2015 10:08

Nếu không thực hiện kết luận giám sát, phải bị xử lý

TTH.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Người chịu giám sát phải lấy phiếu tín nhiệm

Đại biểu Lưu Thị Huyền (Ninh Bình) cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm vừa là một hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đồng thời cũng là một thẩm quyền quan trọng của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong việc quyết định nhân sự.

Do đó, cần quy định lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với người có chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn vào trong Luật để đảm bảo giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân có tính kết quả cao.

Đại biểu Lưu Thị Huyền (Ninh Bình) 

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nhấn mạnh lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm không những là một hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, mà còn là kênh quan trọng giúp cho Đảng trong việc quyết định nhân sự.

Đại biểu đề nghị, tất cả những người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cũng phải lấy phiếu tín nhiệm.

Còn theo đại biểu Vi Thị Hương, luật chưa thể hiện mối quan hệ giữ kết quả giám sát với việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

 "Khi qua giám sát phát hiện thấy "có vấn đề" thì có lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm không?", đại biểu đặt vấn đề.

Không thực hiện kết luận giám sát phải bị xử lý

Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) đề nghị, cần bổ sung chế tài xử lý đối với đối tượng chịu sự giám sát và các cơ quan liên quan trong trường hợp không giải quyết hoặc không trả lời yêu cầu, kiến nghị của các chủ thể giám sát.

Theo đại biểu, phải quy định thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải xử lý các kết luận, kiến nghị giám sát, đồng thời làm rõ giá trị pháp lý của kết luận, kiến nghị giám sát, cũng như bổ sung các quy định nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động giám sát, coi đây là yếu tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả của giám sát. Có như thế mới đảm bảo tính hiệu lực hiệu quả trong giám sát của Quốc hội, và Hội đồng nhân dân các cấp.

Đại biểu Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang)

Đại biểu Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) cũng cho rằng hậu quả pháp lý của giám sát cần phải quy định cụ thể hơn. Đoàn giám sát phải có ý kiến chính thức bằng văn bản, trong đó kết quả giám sát phải nêu rõ những hạn chế, và kiến nghị, xử lý cụ thể đối với đối tượng bị giám sát, và đoàn giám sát cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả giám sát của mình.

Về vấn đề này, Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) cũng nhấn mạnh: Không thể để kết quả giám sát cứ trôi đi. Phải quy định rõ bao nhiêu ngày nhận được kết luận giám sát thì đối tượng bị giám sát phải thực hiện, nếu không phải bị xử lý. Như thế mới tăng cường được hiệu lực, hiệu quả của giám sát.

Còn đại biểu Lê Văn Tân (Hà Nam) thì cho rằng, trong quy trình giám sát phải mời các chuyên gia ngành lĩnh vực, và cơ quan báo chí. Đặc biệt phải công khai kết quả giám sát trên các phương tiện thông tin đại chúng./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Return to top