Thế giới

Nga gửi đoàn cứu trợ nhân đạo thứ 32 tới Donbass

ClockChủ Nhật, 12/07/2015 18:54
TTH - Hãng thông tấn Nga Sputnik ngày 12/7 đưa tin, Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga vừa tổ chức đoàn viện trợ lần thứ 32 và đưa đến vùng đông nam của Ukraine, nơi mà các cuộc xung đột vũ trang giữa Kiev và những người ủng hộ nền độc lập địa phương đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Theo đó, nhiều phương tiện từ các khu vực khác sẽ tham gia vào đoàn xe ở Rostov trước khi đến Donbass với các loại hàng viện trợ nhân đạo, chủ yếu là thực phẩm và y tế.

“Lúc 5:00 giờ Moscow (2:00 giờ GMT) hôm nay (12/7), các xe chở đầy hàng hoá, một phần của các hoạt động viện trợ nhân đạo cho người dân ở vùng Donetsk và Lugansk, đã rời khỏi trung tâm cứu hộ Noginsky của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga để đến khu vực Rostov”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Đoàn viện trợ thứ 32 của Nga cho vùng Donbass - Ảnh: Novorossia.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga Vladimir Puchkov nói rằng, đoàn viện trợ lần 32 sẽ khởi hành vào ngày 16/7.
Kể từ tháng 8/2014 đến nay, Nga đã gửi tổng cộng hơn 39.000 tấn viện trợ cho Donbass. Khu vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc giao tranh giữa lực lượng Kiev và những người ủng hộ nền độc lập, bắt đầu từ tháng 4 năm ngoái.
Tố Quyên (lược dịch từ Sputniknews & Novorossia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top