Thế giới

Nga hé lộ mục tiêu khám phá vũ trụ trong năm 2022

ClockThứ Tư, 12/01/2022 15:30
Người đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học Nga tiết lộ những gì các nhà nghiên cứu nước này hy vọng sẽ tìm thấy trên bề mặt Mặt trăng.

Nga sẽ thành lập Trung tâm vũ trụ quốc giaNga sẽ cung cấp dịch vụ đi bộ ngoài không gian cho khách du lịchNga phóng vệ tinh viễn thông quốc gia đầu tiên cho AngolaEU, Nga nghiên cứu dự án hợp tác không gian tương laiEU và Nga chuẩn bị trở lại Mặt trăng

Tàu Luna 25 của Nga sẽ hạ cánh gần cực nam Mặt trăng tại miệng núi lửa Boguslavsky. Ảnh: Roscosmos

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexander Sergeyev cho biết, việc khởi động sứ mệnh tàu đổ bộ Mặt trăng Luna 25 đã được thiết lập để trở thành cột mốc quan trọng nhất đối với khoa học Nga trong năm nay, RT đưa tin.

Ông bày tỏ sự tin tưởng rằng, phi thuyền tối tân của Nga sẽ thực hiện một cuộc hạ cánh "nhẹ nhàng và thành công" đầu tiên trong lịch sử xuống vùng cực nam Mặt trăng, nơi có khả năng tìm thấy nước cao nhất.

"Vụ phóng tàu đổ bộ Luna 25 là sự kiện khoa học quan trọng nhất của Nga trong năm 2022 và nó đánh dấu sự trở lại vệ tinh tự nhiên của Trái đất lần đầu tiên kể từ những năm 1970", ông Sergeyev nói với hãng tin TASS và bổ sung rằng mùa hè năm 2022 sẽ là thời điểm thuận lợi nhất cho nhiệm vụ được chờ đợi từ lâu này.

“Về cơ bản, nước đóng vai trò quan trọng đối với việc khám phá Mặt trăng. Các khu định cư trên Mặt trăng trong tương lai không có khả năng gặp phải bất kỳ vấn đề lớn nào về năng lượng, nhưng oxy là thứ cần phải có” - vị chủ tịch cho biết

Tàu đổ bộ Luna 25 của cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos, trước đây được gọi là Luna-Glob, đang được lên kế hoạch cho vụ phóng từ sân bay vũ trụ Vostochny vào tháng 7.2022 trên tên lửa Soyuz-2.1b. Ý tưởng của nó bắt nguồn từ chương trình Luna của Liên Xô trước đây.

Luna 25 sẽ hạ cánh gần cực nam Mặt Trăng tại miệng núi lửa Boguslavsky.

Sứ mệnh này không chỉ là “một bước quan trọng trong khám phá không gian” mà còn cho phép con người quan sát các quan điểm khám phá không gian “từ một góc độ khác” và sẽ góp phần hiểu rõ hơn về "cơ chế hình thành của các hành tinh, sự xuất hiện của nước và sự sống trên Trái đất".

Cuộc chạy đua khám phá Mặt trăng trên toàn cầu ngày càng gay gắt trong những năm gần đây. NASA đặt mục tiêu phóng thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của một tên lửa vào tháng 3, sau đó là Hệ thống Phóng Không gian với một viên nang Orion sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2025. Trong khi đó, Trung Quốc đã thực hiện thành công một loạt các sứ mệnh Mặt trăng trong những năm gần đây và Ấn Độ đang có kế hoạch thực hiện sứ mệnh đổ bộ Chandrayaan-3 trong năm nay.

Theo Laodong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Return to top