Thế giới

Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu

ClockThứ Năm, 30/06/2022 09:34
Theo hãng tin Reuters, ngày 29/6, Nga tuyên bố sẵn sàng làm việc cùng Liên hợp quốc (LHQ) để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu đồng thời sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ xuất khẩu lương thực và phân bón của mình.

Căng thẳng Nga-Ukraine đẩy giá lúa mì, dầu ăn tăng mức cao kỷ lụcWTO: Căng thẳng ở Ukraine có thể làm giảm 50% tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2022

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu trong cuộc họp báo ở Moskva, ngày 6/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Ngoại giao Nga cho biết những cam kết này được Ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov, đưa ra trong cuộc trao đổi với Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Tuy nhiên, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga không cho biết bước đi mới và cụ thể nào.

Nga và Ukraine chiếm gần một phần ba nguồn cung lúa mì toàn cầu. Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới trong khi Ukraine là nước xuất khẩu ngô và dầu hướng dương chính. Hiện hoạt động xuất khẩu lương thực của Ukraine cũng bị đình trệ do xung đột giữa hai bên, khiến LHQ và nhiều nước thiếu lương thực trên thế giới lo ngại.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WFP: Khủng hoảng nạn đói toàn cầu khiến hơn 700 triệu người không biết khi nào mới có ăn

Cuộc khủng hoảng nạn đói toàn cầu đã khiến hơn 700 triệu người hiện vẫn chưa biết khi nào mới “có ăn” trở lại, nhất là khi nhu cầu về thực phẩm đang tăng lên không ngừng và nguồn tài trợ nhân đạo đang cạn kiệt, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) Cindy McCain cho biết.

WFP Khủng hoảng nạn đói toàn cầu khiến hơn 700 triệu người không biết khi nào mới có ăn
Ấn Độ thắt chặt xuất khẩu gạo, đe dọa giá lương thực toàn cầu

Để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Ấn Độ đang ngày càng hạn chế hơn đối với việc xuất khẩu gạo. Động thái này của nước xuất khẩu gạo hàng đầu có khả năng sẽ tiếp tục siết chặt nguồn cung ngũ cốc toàn cầu, đồng thời làm tăng giá gạo trên thế giới.

Ấn Độ thắt chặt xuất khẩu gạo, đe dọa giá lương thực toàn cầu
Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Một năm Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen: Những dấu ấn đạt được

Trong gần một năm qua, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, với sự nhất trí của Nga và Ukraine, đã cho phép hàng triệu tấn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác rời khỏi các cảng của Ukraine, đóng một “vai trò không thể thiếu” trong an ninh lương thực toàn cầu, Tổng Thư ký LHQ António Guterres khẳng định.

Một năm Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen Những dấu ấn đạt được
Return to top