Thế giới

Nga lên án hành động triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq

ClockThứ Tư, 09/12/2015 17:02
TTH.VN - Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Vitaly Churkin đã kịch liệt lên án việc triển khai quân gây tranh cãi của Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq, cho rằng đây là hành động "thiếu thận trọng và không thể giải thích được" của phía Thổ, tin từ PressTV sáng nay (9/12) cho biết.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin. Ảnh: AFP.

"Chúng tôi tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động thiếu thận trọng và đầy khó hiểu khi tiến hành triển khai quân bổ sung trên lãnh thổ của Iraq mà không có sự đồng ý của Chính phủ Iraq", đại sứ Vitaly Churkin nói với các phóng viên sau một phiên họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày hôm qua (8/12), và cho biết thêm rằng ông đã nêu vấn đề này ra trong cuộc họp.

"Về cơ bản, họ (phía Thổ Nhĩ Kỳ) giải thích rằng tất cả những việc làm này đều vì lợi ích của cuộc chiến chống lại IS (Daesh) và vì lợi ích của chính Iraq", ông Churkin nói thêm, "Vậy nếu là trường hợp đó, tại sao không yêu cầu sự cho phép của Chính phủ Iraq?"

Các quan chức Nga gọi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là sự phản ánh việc "thiếu tính hợp pháp" trong các cuộc không kích ở Syria bởi liên minh do Mỹ dẫn đầu để chống lại lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).

Cũng theo PressTV, đại sứ Nga Churkin tỏ ra hối tiếc về việc Hội đồng không đồng ý với đề xuất của Nga để đưa ra tuyên bố tái khẳng định sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền. "Tuy nhiên giờ đây, mọi diễn biến đều nằm trong tâm điểm chú ý của Hội đồng Bảo an, vì vậy chúng tôi hy vọng điều đó sẽ giúp giải quyết tình hình trước mắt, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Iraq – quốc gia mà tính chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập sẽ được tôn trọng", ông Churkin nói.

Trong khi đó, Đại sứ của Iraq tại LHQ Mohamed Ali al-Hakim - người cũng tham dự cuộc họp nói trên, dường như đang cố giảm nhẹ những tranh cãi giữa nước mình và Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng các cuộc đàm phán song phương giữa Ankara và Baghdad về vấn đề này đang diễn ra "rất tốt."

Ngày 4/12 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai khoảng 150 binh sĩ, trang bị vũ khí hạng nặng và được hỗ trợ bởi 20-25 xe tăng, đến vùng ngoại ô của thành phố Mosul, thủ phủ tỉnh Nineveh của Iraq.

Ankara tuyên bố việc triển khai lần này là một phần của nhiệm vụ nhằm đào tạo và trang bị cho các lực lượng Iraq trong cuộc chiến chống khủng bố IS. Tuy nhiên, phía Baghdad đã mạnh mẽ lên án động thái này, cho rằng những hành động không có tính phối hợp là một sự vi phạm chủ quyền quốc gia của Iraq.

Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm qua (8/12) cho biết sẽ ngừng triển khai lực lượng quân mới tới Iraq, nhưng không chịu rút các lực lượng đã có, theo yêu cầu của Baghdad.

Tố Quyên (lược dịch từ PressTV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top