ClockChủ Nhật, 05/02/2017 16:13

Nga sẽ cấm nhập khẩu gia cầm từ EU do lo ngại cúm

Cơ quan thú y của Nga đang xem xét khả năng áp dụng lệnh cấm các sản phẩm gia cầm và trứng gia cầm từ EU, nơi đang có nhiều ca cúm gia cầm.

Đức tiêu hủy 16.000 con gà do cúm gia cầmBùng phát cúm gia cầm, Hàn Quốc nhập gần 3 triệu quả trứng từ MỹThêm Thụy Điển và Ấn Độ bùng phát dịch cúm gia cầmXác nhận cúm gia cầm ở 6 nước châu Âu

nga se cam nhap khau gia cam tu eu do lo ngai cum hinh 1
Tổng thống Putin. Ảnh: HuffingtonPost.

Cơ quan Liên bang về thú y và giám sát kiểm dịch thực vật (Rosselkhoznadzor) của Nga - chịu trách nhiệm kiểm soát các sản phẩm nhập khẩu- sắp tuyên bố một lệnh cấm nhập khẩu vào Nga những sản phẩm gia cầm và trứng gia cầm từ các nước Liên minh châu Âu, nơi xuất hiện nhiều trường hợp cúm gia cầm vừa được thông báo.

Hôm 4/2, bà Yulia Melano, đại diện của Liên bang Nga về thú y và giám sát kiểm dịch thực vật cho biết, mặc dù chưa có thời gian cụ thể nhưng cơ quan này đang cân nhắc áp dụng lệnh cấm kể trên trong vòng 2 tuần tới.

Cơ quan Liên bang về thú y và giám sát kiểm dịch thực vật mới đây cũng tuyên bố hạn chế một số nguồn cung cấp sản phẩm nông nghiệp từ số địa phương của châu Âu, nơi dịch bệnh bùng phát.

Trước đó, nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của Phương Tây, từ 8/2014 Nga đã cấm hầu hết các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu từ những nước bao gồm cả Mỹ và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Tháng 6/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh kéo dài lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Liên minh châu Âu (EU) và một số nước khác nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga. 

Theo sắc lệnh của Tổng thống, các biện pháp hạn chế kinh tế đặc biệt đối với phương Tây sẽ được kéo dài từ ngày 6/8/2016 đến hết năm 2017./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập

Trước những chính sách tiền tệ mới của Ai Cập sẽ có tác động theo chiều hướng tích cực (ít nhất trong ngắn hạn) với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập lưu ý doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với bên nhập khẩu để chuẩn bị và làm rõ yêu cầu với sản phẩm của mình bởi các chính sách mới còn chưa được phía cơ quan chức năng Ai Cập quy định rõ ràng.

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

TIN MỚI

Return to top