Thế giới

Nga tăng cường thúc đẩy ngoại giao văn hóa với các nước ASEAN

ClockThứ Bảy, 27/11/2021 14:59
Ngày 27/11, Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Học viện Ngoại giao Quốc gia Moskva, Liên bang Nga (MGIMO) đã tổ chức chương trình nhạc hội văn hóa các nước ASEAN.

Hội thảo về hợp tác Nga và ASEAN ở châu Á-Thái Bình DươngNgoại trưởng Lavrov: Nga ưu tiên phát triển quan hệ với ASEANTuần lễ ASEAN thúc đẩy giao lưu thanh niên và chuyên gia Nga-ASEANHội thảo bàn tròn ''70 năm hợp tác Nga-Việt'' tại Liên bang NgaKim ngạch thương mại Nga-ASEAN tăng 7% trong năm 2018

Các sinh viên trình diễn ca khúc Hello Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Đây là một trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-ASEAN 1991-2021.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, tham dự sự kiện có ông Baikov Andrey Anatolevich, Phó Giám đốc phụ trách khoa học MGIMO, bà Ekaterina Koldunova, Quyền Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, cùng đông đảo các sinh viên người Nga và các nước ASEAN đang học tập tại Học viện MGIMO.

Phát biểu tại sự kiện, bà Koldunova nhấn mạnh ngoại giao văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bên cạnh công tác nghiên cứu chính trị, để qua đó gắn kết hơn nữa quan hệ giữa Nga với các quốc gia ASEAN.

Ngay từ khi thành lập, Trung tâm ASEAN đã rất chú trọng tới các mối quan hệ văn hóa và coi đây là nhiệm vụ giáo dục quan trọng.

Bà Koldunova cho rằng tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có nền văn hóa đặc biệt thú vị mà người dân Nga chỉ có thể biết đến thông qua du lịch.

Bà Ekaterina Koldunova, Quyền Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc MGIMO, phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Ngoài ra, với việc tổ chức các sự kiện như nhạc hội văn hóa, Trung tâm ASEAN sẽ hiểu thêm về đất nước, văn hóa và con người của các quốc gia ASEAN thông qua âm nhạc, nghệ thuật, phim ảnh…

Tại sự kiện, các sinh viên Nga và nhiều nước đã trình diễn các tiết mục âm nhạc mang đậm bản sắc của các quốc gia ASEAN như Indonesia, Lào, Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên TTXVN sau khi trình bày ca khúc "Hello Việt Nam," em Lisa, một sinh viên năm thứ 3 Khoa tiếng Việt của Học viện MGIMO, cho biết em sinh ra, lớn lên và học tiếng Việt ở thành phố Vũng Tàu nên Việt Nam được coi là quê hương đầu tiên của em.

Với quan điểm “văn hóa Việt Nam là một thế giới tuyệt vời,” Lisa rất tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường và thông qua các bài hát để phổ biến văn hóa Việt Nam đến nhiều người Nga.

ASEAN là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga ở hướng Đông, trong đó ngoại giao văn hoá nằm trong định hướng chiến lược để Nga thúc đẩy quan hệ thực chất và hiệu quả với các quốc gia Đông Nam Á.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Năm 2024: Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực

Theo dữ liệu sẵn có gần đây nhất của năm 2022, tổng GDP danh nghĩa của 10 nước thành viên ASEAN tính bằng USD lên tới 3.600 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tổng GDP 1.600 tỷ USD của năm 2009, và cao hơn một chút so với Ấn Độ - quốc gia có GDP đạt 3.500 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2024 Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực
Return to top