Nga tăng lãi suất gấp đôi trước nguy cơ khủng hoảng tiền tệ
TTH.VN - Sáng nay, Ngân hàng Trung ương Nga quyết định tăng lãi suất từ mức 10,5% hiện nay lên 17%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 15 năm qua.
Tin tức bất ngờ này vừa được Ngân hàng Trung ương Nga thông báo sáng nay (theo giờ Hà Nội). Lãi suất mới sẽ có hiệu lực từ 16/12. Đây là lần thứ 6 trong năm Nga nâng lãi suất và là đợt tăng mạnh nhất từ năm 1998, khi đó, lãi suất tại Nga tăng hơn 100% khiến Chính phủ vỡ nợ.
Tin tức này đã ngay lập tức đẩy đồng rouble lên, khi các hợp đồng kỳ hạn một tháng tăng 1,6% trong phiên giao dịch châu Á.
![]() |
Nga đưa ra mức lãi suất kỷ lục nhằm cứu đồng rouble. Ảnh: RT |
Thông báo này, cùng thời điểm công bố, càng cho thấy những khó khăn tài chính Nga đang gặp phải. Lãi suất mới nếu duy trì lâu sẽ tác động lên kinh tế Nga nặng nề hơn các lệnh trừng phạt phương Tây và sự lao dốc của giá dầu. Môt số nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng chịu đựng của nền kinh tế trước lãi suất cao đến vậy.
“Động thái này là biểu tượng của sự đầu hàng, hy sinh tăng trưởng để bảo vệ hệ thống tài chính. Đây là việc làm đúng và cũng chẳng dễ dàng gì”, Ian Hague – nhà sáng lập Firebird Management nhận xét.
Từ đầu năm, Nga đã chi 80 tỷ USD dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng rouble, khi nội tệ mất giá tới 64% trong năm, xuống thấp kỷ lục so với USD hôm qua. Đây là lần thứ 6 trong năm Ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất, sau khi các nhà hoạch định chính sách họp phiên bất thường.
“Quyết định này nhằm hạn chế rủi ro lạm phát và đồng rouble suy giảm thêm nữa”, cơ quan này cho biết. Tháng này, Tổng thống Vladimir Putin cũng kêu gọi nhiều biện pháp “mạnh mẽ” hơn nữa để ngăn chặn đầu cơ tiền tệ.
“Dù các biện pháp thắt chặt mạnh tay thế này có thể gây tổn thương cho nền kinh tế, chúng tôi cho rằng việc này không phải để ngăn chặn suy thoái, mà là chặn lại bất ổn tài chính gây ra bởi đồng rouble mất giá”, Piotr Matys – chiến lược gia tiền tệ tại Rabobank International cho biết.
Hôm qua, rouble đã mất giá 9,7% so với USD. Dầu thô Brent – loại dầu các nhà buôn theo dõi để định giá dầu xuất khẩu tại Nga cũng giảm 1,3% xuống 61,06 USD một thùng. 50% ngân sách Nga phụ thuộc vào thuế dầu khí, và khoảng một phần tư GDP liên quan đến lĩnh vực năng lượng, Moody’s cho biết.
Kinh tế Nga có thể tăng trưởng âm 4,5%-4,7% năm tới, yếu nhất từ năm 2009, nếu dầu chạm 60 USD một thùng, Ngân hàng trung ương Nga cho biết. Năm nay, 134 tỷ USD vốn đầu tư cũng đã rút khỏi Nga, hơn gấp đôi năm ngoái.
“Có vẻ đợt tăng lãi suất này vẫn là chưa đủ. Ngân hàng trung ương Nga đã thử mọi biện pháp có thể, trừ kiểm soát vốn”, Nicholas Spiro – Giám đốc Spiro Sovereign Strategy nhận xét.
Dù vậy, một số vẫn lạc quan cho rằng động thái này đã đủ lớn để chặn đà suy giảm của rouble. “Có vẻ không ai nghĩ tới tác động của việc này đến nền kinh tế, vì ưu tiên của họ chỉ là ngăn rouble lao dốc mà thôi”, Slava Breusov – nhà phân tích tại Alliance Bernstein cho biết.
Hà Thu (Theo VnExpress)
- Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6 (03/03)
- Giá dầu tăng khiến căng thẳng cũ của OPEC tái bùng phát (03/03)
- Mỹ sẽ có đủ vaccine cho người dân vào cuối tháng 5/2021 (03/03)
- Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vaccine bị hỏng (02/03)
- Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau” (02/03)
- Hàn Quốc tiếp tục đề xuất ngân sách bổ sung hơn 13 tỷ USD hỗ trợ tác động do COVID-19 (02/03)
- Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (02/03)
- 60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe Biden (02/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân