Nga tham chiến ở Syria: Lợi ích nước Nga, cơ hội nước Mỹ
TTH.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 30.9 nhận định, Tổng thống Nga V.Putin can dự vào tình hình tại Syria có thể là một “cơ hội” cho Mỹ, trong khi dư luận đang muốn biết rằng, liệu ông Putin có thể chấm dứt được cuộc nội chiến ở Syria?
Khách hàng cuối cùng
Theo Hãng tin NBC, trước thời điểm Nga triển khai quân đến Syria, nhiều ý kiến bình luận rằng, chính lợi ích ngày càng tăng của Nga ở Syria lại có thể là một lối thoát. Với việc ném bom và nã pháo vào các thành phố trên toàn lãnh thổ Syria, ông Bashar al-Assad đang tạo ra nhiều kẻ thù hơn cho bản thân. Tuy nhiên, nước Nga có mục đích rõ ràng khi tham gia cuộc chơi này và đảm bảo chắc chắn rằng bất cứ cái kết nào cho cuộc nội chiến ở Syria cũng đều mang lại lợi ích cho Mátxcơva.
Biểu tình chống chiến tranh tại Syria. Ảnh: BB
Đối với Nga, Syria là khách hàng cuối cùng ở khu vực Trung Đông và cũng là đất nước có cảng nước ấm quan trọng. Trong ngắn hạn, Nga có thể là “chỗ dựa” cho ông Bashar al-Assad, củng cố chế độ của ông này và làm suy yếu lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Sau đó, khi Mátxcơva có đủ điều kiện sẽ thuyết phục ông Assad từ chức và chuyển giao quyền lực.
Theo giới chuyên gia, kế hoạch trong vài tháng tới của Nga có thể sẽ là: Làm chỗ dựa vững chắc để đảm bảo sự tồn tại của chế độ Assad, dẫn đến thành lập một chính phủ mới dưới sự bảo trợ của Mátxcơva và sau đó là "gặt hái thành quả". Theo cách này, Nga thể hiện được vai trò là cường quốc thế giới, cản trở Washington và hạn chế ảnh hưởng của Tehran ở Syria. Đối với Nga, Syria đã trở thành một "vấn đề cấp bách". Mátxcơva cũng không muốn những tín đồ Hồi giáo người Chechnya và Dagestan được IS huấn luyện quay trở về quê hương.
Trong khi đó, ngày 30.9, CNN dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin này nhận định rằng, sự hiện diện của Nga tại Syria đồng nghĩa Mátxcơva có thể tự mình chuốc lấy những rắc rối cho chính đất nước mình.Ông Kerry cho rằng, nếu Nga đến Syria để hỗ trợ Tổng thống Bashar al- Assad, Mátxcơva sẽ gặp những vấn đề rắc rối khác với Iran và lực lượng Hezbolhah. “Điều đó có nghĩa, rất có thể Mátxcơva sẽ trở thành mục tiêu cho những chiến binh thánh chiến dòng Sunni”- ông John Kerry bình luận.
Để Syria nguyên vẹn
Giới phân tích cho rằng, trong giai đoạn này, không một cường quốc bên ngoài nào có đủ quyết tâm chính trị để can dự và tái áp đặt đường biên giới do châu Âu vẽ ra ở Trung Đông. |
Hãng tin NBC bình luận, mặc dù dư luận Mỹ vẫn giữ quan điểm rằng “ông Assad phải ra đi”, nhưng giới chức Mỹ hoàn toàn không muốn chứng kiến cảnh ông Bashar al-Assad bị tổ chức IS hoặc lực lượng phiến quân đuổi ra khỏi Damascus. Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi cần phải có một quá trình chuyển đổi có trật tự, một quá trình chuyển đổi quản lý, đó là khoảng thời gian hợp lý dành cho ông Assad”.
Trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 28.9 vừa qua, Tổng thống Nga Putin cũng kêu gọi thế giới tham gia cuộc chiến chống khủng bố của Nga trong khi bảo vệ sự nguyên vẹn của Syria. Ông Putin đã kiên quyết đẩy mạnh kế hoạch này bằng việc điều động binh sĩ, vũ khí và máy bay tới Syria với hy vọng rằng thế giới sẽ cảm thấy buộc phải theo sự dẫn dắt của ông. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, hành động can thiệp vào Syria của ông Putin đầy rủi ro nhưng lại chưa được chuẩn bị kỹ.
Tổng thống Putin tuyên bố rằng, mục tiêu quân sự trước mắt của Nga không phải là tấn công mà là bảo vệ Syria. Tuy nhiên, người ta có thể đoán trước được cách mà binh sĩ Nga có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột ở Syria và lý do tại sao 1.000-2.000 quân sẽ không thể thay đổi cục diện trên bộ hay giải quyết được cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria. Rõ ràng, ở Syria, Nga thiếu vắng tất cả lợi thế về chiến thuật.
Biết được những điểm này nhưng tại sao Tổng thống Putin vẫn quyết định can dự ở Syria? Chỉ có thể hiểu một phần rằng, mục tiêu cơ bản của ông Putin dường như là làm trung gian cho một giải pháp thông qua đàm phán và đảm bảo rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh lâu năm của Mátxcơva, được tham gia đàm phán. Đây dường như cũng là cách để Nga lấy lại hình ảnh sau những cáo buộc ở Ukraine và cũng là cách để Nga khẳng định rằng, Mátxcơva đối với đồng minh là “vẹn tình vẹn nghĩa”, chứ không “ăn xổi ở thì” như Washington.
Tuy nhiên, thực tế lại đang cho thấy ông Assad đang trong thế buộc phải rút quân và không còn là nhân vật có thể trụ vững. Sau gần 5 năm chìm trong cuộc nội chiến hỗn loạn, một đất nước Syria thống nhất đã không còn tồn tại.
Theo Dân Việt
- Tổng thống Biden đề cử ông Marc Knapper làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam (16/04)
- Brexit ảnh hưởng đến trung tâm tài chính London nghiêm trọng hơn dự kiến (16/04)
- Nghiên cứu mới khẳng định hiệu quả của vaccine COVID-19 AstraZeneca (16/04)
- Hội nghị Thượng đỉnh Nhật - Mỹ: Tạo sức mạnh mới từ quan hệ đồng minh (16/04)
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (15/04)
- Lãnh đạo Hàn Quốc, Bồ Đào Nha trao đổi thư chúc mừng 60 năm quan hệ ngoại giao (15/04)
- Nhật xem xét hủy bỏ Thế vận hội 2021 vì dịch bệnh tăng vọt (15/04)
- Việt Nam thúc đẩy Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết vấn đề bạo lực tình dục trong xung đột (15/04)
-
WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo