Thế giới Thế giới
Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine
Đã có 6 hoạt động nhân đạo diễn ra tại vùng lãnh thổ Luhansk và Donetsk, cũng như tại Zaporizhzhia, Kharkov và Kherson, với 466,7 tấn hàng viện trợ nhân đạo đã được chuyển tới cho người dân Ukraine.
Người dân Ukraine sơ tán khỏi thành phố Berdyansk và Mariupol ngày 1/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Người đứng đầu Trung tâm kiểm soát quốc phòng Liên bang Nga, Đại tá Mikhail Mizintsev cho hay trong ngày 17/8 đã có 6 hoạt động nhân đạo diễn ra tại các vùng lãnh thổ Luhansk và Donetsk, cũng như tại Zaporizhzhia, Kharkov và Kherson, với 466,7 tấn hàng viện trợ nhân đạo đã được chuyển tới cho người dân Ukraine.
Trong tuyên bố, ông Mizintsev khẳng định các cơ quan hữu quan và các tổ chức, hội, đoàn của Liên bang Nga vẫn đang tiếp tục thu gom hàng viện trợ nhân đạo. Hiện có hơn 58.800 tấn hàng viện trợ được tập hợp tại các điểm thu gom.
Kể từ ngày 2/3, Liên bang Nga đã chuyển tổng cộng 56.421,9 tấn nhu yếu phẩm, thực phẩm, thuốc men và vật tư y tế cho Ukraine và triển khai 1.464 hoạt động nhân đạo tại nước này.
Liên quan vấn đề trên, cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada, bà Chrystia Freeland thông báo đã giải ngân khoản tín dụng 450 triệu CAD (348,1 triệu USD) để hỗ trợ Ukraine mua nhiên liệu sưởi ấm cần thiết trước mùa đông.
Với đợt giải ngân này, đến nay Canada đã giải ngân toàn bộ khoản cho vay 1,95 tỷ CAD (1,5 tỷ USD) mà nước này cam kết hỗ trợ Ukraine.
Canada đóng vai trò hàng đầu trong việc thành lập tài khoản do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quản lý, hỗ trợ Ukraine đáp ứng cán cân thanh toán và nhu cầu ngân sách, đồng thời ổn định nền kinh tế trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Từ đầu năm đến nay, Canada đã cam kết hỗ trợ Ukraine tổng cộng 3,4 tỷ CAD (2,6 tỷ USD), bao gồm khoản cho vay 1,95 tỷ CAD giúp Ukraine đáp ứng các nhu cầu cấp bách về cán cân thanh toán và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Vietnam+
- Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7 (09/02)
- Tiền gửi tiết kiệm của dân Trung Quốc bằng GDP 8 nước ASEAN (09/02)
- Ấn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ (09/02)
- WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp (09/02)
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022 (08/02)
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục (08/02)
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên (08/02)
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người (08/02)
-
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
- Tiền gửi tiết kiệm của dân Trung Quốc bằng GDP 8 nước ASEAN
- Ấn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
- WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3
-
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp