Thế giới Thế giới
Nga tiếp tục là nhà phân phối năng lượng chính cho thị trường châu Âu
TTH - Trong nhiều thập kỷ qua, Nga đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong thị trường năng lượng của châu Âu. Đơn cử như tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, hàng năm nhà sản xuất này cung cấp hàng tỷ mét khối khí tự nhiên cho châu Âu, trong khi các cơ sở khác cũng do chính phủ hỗ trợ đã xuất khẩu hơn 1,3 tỷ thùng dầu thô sang thị trường này vào năm 2016.
Nga có đủ điều kiện và vị trí tốt để thống trị thị trường năng lượng châu Âu. Ảnh: Sputnik News
Hầu hết các nước vùng Baltic đều phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga để đáp ứng nhu cầu điện trong nước và Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu luôn nhập khẩu 40% lượng khí tự nhiên từ quốc gia này.
Tuy nhiên, hiện Mỹ đang tăng cường xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhằm mục tiêu soán thị phần cung cấp khí của Nga sang châu Âu.
Khó khăn của Mỹ
Mỹ là một quốc gia có trữ lượng năng lượng khổng lồ, đặc biệt là ở lưu vực Permian (phía tây tiểu bang Texax và phía đông tiểu bang New Mexico). Khác với các sản phẩm khác trên thị trường, hầu hết khí tự nhiên của nước này thường được hóa lỏng và vận chuyển bằng các tàu chuyên chở, thay vì bơm bằng đường ống do khoảng cách di chuyển quá xa.
Có thể nói tại thời điểm hiện tại, khí tự nhiên LNG đang ngày càng phổ biến, song vẫn rất khó khăn cho Mỹ để có thể xâm nhập sâu vào thị trường châu Âu khi giá bán bị đẩy cao do chi phí vận chuyển đắt đỏ. Mặc dù các tiến bộ về công nghệ đang từng bước được củng cố với dự đoán sẽ cắt giảm tối đa những khoản chi không cần thiết trong vài năm tới, nhưng nhìn chung, mức giá sau khi cắt giảm vẫn khó có khả năng cạnh tranh với nguồn khí tự nhiên của “xứ Bạch Dương”.
Bên cạnh những trở ngại về chi phí, Mỹ và sản phẩm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác đến từ mức độ chấp nhận của người tiêu dùng. Trong lịch sử mua bán kéo dài, nhiều quốc gia đã đầu tư những nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường ống trên biển chuyên tiếp nhận khí tự nhiên của Nga. Trong bối cảnh các mối quan hệ vẫn được tiếp tục, cơ sở hạ tầng đầu tư còn mới, đa phần các nền kinh tế châu Âu sẽ e ngại từ bỏ mạng lưới kinh doanh có sẵn, để tiến đến liên kết với một nhà cung cấp mới.
Nga đẩy mạnh phát triển và củng cố vị thế
Cùng lúc đó, lãnh đạo cấp cao của châu Âu và Nga cũng tiến đến ký kết bản thỏa thuận tăng cường đầu tư để mở rộng đường ống dẫn Nord Stream hiện tại. Với công suất 110 tỷ m3/năm đến từ sự kết hợp hoạt động của đường ống dẫn mới Nord Stream II và đường ống có sẵn, dự kiến nhu cầu tiêu dùng của khu vực Tây Âu sẽ được đáp ứng đầy đủ, từ đó tạo nên một rào cản lớn hơn cho sự tiếp nhận khí LNG.
Nhìn chung, Nga có đầy đủ điều kiện và vị trí tốt để tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Nhiều khả năng cho đến khi khí tự nhiên được thay thế bằng nguồn chất khác có khả năng đáp ứng yêu cầu thân thiện với môi trường cao hơn các sản phẩm hiện tại, Nga vẫn sẽ là nhà cung cấp năng lượng chính cho thị trường châu Âu.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Sputnik News)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
- Lãnh đạo Mỹ-Hàn sẽ tham dự hội nghị trực tuyến trong Ngày Trái đất (03/03)
- Nền kinh tế Australia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến giữa đại dịch COVID-19 (03/03)
- Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6 (03/03)
- Giá dầu tăng khiến căng thẳng cũ của OPEC tái bùng phát (03/03)
- Mỹ sẽ có đủ vaccine cho người dân vào cuối tháng 5/2021 (03/03)
- Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vaccine bị hỏng (02/03)
- Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau” (02/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân
- Bảng báo giá bồn nhựa chính hãng, cao cấp
- Nên mua máy lạnh LG ở đây
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội
- Tin chuyển nhượng mới nhất
- Mua sofa văn phòng tại zsofa.vn
- seirlar-vn.com
- Động cơ liền hộp giảm tốc Dolin
- Thi công Bạt che nắng mưa ban công
- Bảng giá máy phát điện cummins
- Bảng giá máy phát điện cummins
- Mua Ngay bồn nhựa Chính Hãng Giá Rẻ