ClockThứ Năm, 17/11/2016 14:24

Nga tuyên bố rút khỏi Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Nga Putin ngày 16/11 ký sắc lệnh rút khỏi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) vì "đã không chứng minh được những hy vọng mà nó từng cam kết"

Nga, Nhật Bản nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế ở vùng Viễn Đông NgaQuan chức Nga: Mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ sớm được cải thiệnNga kêu gọi quy tắc Internet toàn cầu để đối phó khủng bố

Truyền thông Nga đưa tin tổng thống Putin ra lệnh rút Nga khỏi ICC - Ảnh: AFP

The Independent cho biết ông Putin đã chỉ đạo cho Bộ Ngoại gia Nga thông báo với LHQ về quyết định từ chối tư cách thành viên của ICC, theo sau một loạt các quyết định tương tự của Gambia, Nam Phi và Burundi.

Lý do của quyết định này theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga là "Tòa án Hình sự Quốc tế đã không chứng minh được những hy vọng mà nó từng cam kết và không trở thành một tòa án có quyền lực và độc lập hoàn toàn".

Động thái trên của chính quyền Moscow đến sau khi ICC lên tiếng cho rằng việc sát nhập Crimea của Ukraine vào Nga năm 2014 là một cuộc xung đột vũ trang.

Nga cho rằng ICC chỉ "một chiều" khi nói về việc sát nhập Crimea và tuyên bố rằng Nga đã thực hiện theo nguyện vọng của người dân tại đây thông qua một cuộc trưng cầu dân ý.

Reuters cho biết ICC cũng đang xem xét các cáo buộc tội ác chiến tranh liên quan đến quân đội Nga và Geogia liên quan đến một cuộc chiến tranh nhỏ hồi năm 2008.

Hiện nay Nga cũng đang bị dư luận quốc tế chỉ trích vì chiến dịch không kích tại Syria trong khi một số quan chức Mỹ và các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc Moscow và chính quyền ông Assad rải bom nhắm vào thường dân và các mục tiêu dân sự.

Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng yêu cầu xem xét tội ác chiến tranh đối với nước Nga vì những cuộc không kích trên bầu trời phía đông thành phố Aleppo, Syria hồi tháng rồi.

Nga đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận tất cả các cáo buộc này. Cả Moscow và Syria đều bác bỏ việc không kích nhắm vào thường dân hay việc phá vỡ luật pháp quốc tế khi tham gia vào cuộc chiến tranh dân sự ở Syria. Cả hai nước này đếu tuyên bố họ đang nhắm vào các nhóm khủng bố.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục
Return to top