ClockThứ Năm, 10/03/2016 14:26

Nga: Tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng

TTH.VN - Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (dưới 28 ngày tuổi) tại Nga đã giảm xuống ít nhất 12% trong năm 2015, trong khi tuổi thọ trung bình của người dân nước này đang tăng lên, hãng thông tấn Sputnik hôm nay (10/3) dẫn lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Veronika Skvortsova cho biết trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuổi thọ trung bình của người dân Nga đang tăng tên. Ảnh: Themoscowtimes.

"Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm 12%, thậm chí còn nhiều hơn nữa ... Hơn một nửa các khu vực, 44 trên tổng số 85 vùng, có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp hơn so với mức trung bình trên toàn nước Nga", Bộ trưởng Skvortsova công bố trong cuộc họp hôm nay.

Theo bà Skvortsova, tỷ lệ tử vong đối với bà mẹ ở Nga cũng giảm hơn 11% trong năm ngoái, đạt mức thấp tối thiểu trong lịch sử.

Ngoài ra, cũng theo công bố của Bộ trưởng Y tế, tuổi thọ trung bình của người dân Nga đã lên tới 71,2 năm, trong khi khoảng cách tuổi thọ giữa nam và nữ cũng đã giảm xuống. "24% dân số của chúng ta là những người trên 60 tuổi. Theo đó, tỷ lệ tử vong ở các nhóm người cao tuổi chiếm đên 74,5%", Bộ trưởng Skvortsova nói.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Viện Đánh giá và Nghiên cứu Y tế có trụ sở tại Hoa Kỳ trước đó cho hay, tuổi thọ trung bình ở Nga đã tăng chậm hơn hiều so với phần còn lại của thế giới trong 20 năm qua.

Nghiên cứu nói rằng, trong giai đoạn từ 1990-2013, tuổi thọ trung bình ở Nga chỉ tăng 1,8 năm, trong khi con số trung bình toàn cầu tăng 6,2 năm, đẩy Nga ra khỏi 100 quốc gia hàng đầu có tuổi thọ cao nhất và đặt Nga ở vị trí thứ 108 - giữa Iraq và Bắc Triều Tiên.

Các chuyên gia thậm chí còn cảnh báo rằng, tình hình có thể sẽ xấu đi trong những năm tới. Khủng hoảng kinh tế, thu nhập thấp và chất lượng cuộc sống trong nước xấu đi cuối cùng cũng sẽ gây ra những tác động đối với sức khỏe và, do đó, ảnh hưởng đến tuổi thọ chung của người dân cả nước.

Trong khi một số người đổ lỗi cho hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém và sơ suất của Nga đối với sức khỏe và tương lai của họ, thì nhiều người khác cho rằng có cả một loạt nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình này, và không thể giải thích một cách đơn giản.

Nhưng bất kể lý do là gì, thì tình hình nhân khẩu học cũng đang ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước và ngược lại, khiến nó trở thành một vòng tròn luẩn quẩn, các chuyên gia kinh tế nhận định.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik & Themoscowtimes)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

TIN MỚI

Return to top