ClockThứ Ba, 11/09/2018 12:15

Ngại về quê

TTH - Cô bảo, đợt lễ vừa rồi cơ bản là tụi em ở thành phố chị ạ. Bảo, em cho hai đứa trẻ đi các nhà sách, siêu thị, xem phim và đến những nơi mà chúng thích. Ngày lễ phố rộng lắm, chỗ chơi cũng rộng nữa nên hai cô nhỏ nhà em chơi bời thỏa thích lắm.

Một thời “xôn xao làng quê bé nhỏ ấy”…Chia sẻ yêu thươngNếp nhà.Nhớ cơm mẹ nấuChuyện ở quêMẹ & ngoại

Quê à chị? Nhà em ở ngoại ô, quê chồng cũng chỉ cách thành phố độ hơn 20km thôi. Cuối tuần trước tụi em đã tranh thủ về thăm ông bà rồi. Nhà em cũng muốn dành cho bọn trẻ nguyên kỳ nghỉ trước năm học mới chứ vào năm học, cũng áp lực lắm...

Thoạt đầu tôi cũng hơi ngần ngại khi cô rời cuộc pic-nic của cơ quan cách thành phố gần 60 km về tiễn khách, trong khi tôi hoàn toàn có thể gọi một cuốc ta-xi. Cô cười khi nghe tôi nói điều này và bảo, dân văn phòng là phải chu đáo mọi nơi mọi chỗ mọi lúc luôn ý chị! Mà cũng nhờ chị mà em có thêm gần nửa ngày dành cho các bé đấy. Thế là nhất em rồi còn gì!

Câu chuyện cứ thế mà nhẩn nha trên chuyến ô tô chạy từ thành phố ra sân bay. Cuộc gặp ngày hôm trước và quãng đường hôm nay chắc cũng đủ tin cậy khi cô chia sẻ về cái điều là hồi trước, gần như tuần nào cô cũng cùng chồng và các con về quê. Sau này lũ trẻ đi học, công việc ở cơ quan khi chuyển đổi vị trí công tác cũng bộn bề hơn, nhưng điều chính là kể từ khi cô sinh đứa thứ hai cũng là gái, cứ mỗi lần về quê thế nào cũng phải đối diện với một kiểu hỏi từ bố mẹ, anh em bà con bên chồng là khi nào mới đẻ thêm một thằng cu nữa.

Em áp lực luôn kể từ đấy chị ạ - cô bảo – rồi từ đấy mỗi lần về quê chồng chỉ còn thuần về nghĩa vụ dâu con và cố làm thế nào để chong chóng mà quay trở lại. Mà câu hỏi ấy đến giờ vẫn cứ treo ở đấy chị nhé, cứ về là đụng cộp nhiều phát liền. Nó cũng quen đến độ hai đứa nhỏ nhà em cũng thuộc luôn giọng điệu của từng người. Đi học ở trường, lại theo phương pháp mới nên chúng rất thẳng thắn trong việc bày tỏ chính kiến. Thế nên có lần chúng làm em hơi "hốt" và phải xin lỗi các bác khi con mình cự lại câu hỏi của người lớn lúc nói đó là việc của nhà cháu, bố mẹ cháu, sao các bác cứ hỏi mãi làm chị em cháu chán luôn đây. Cô con gái lớn còn nói với mẹ, ở quê còn lạc hậu quá mẹ nhỉ, con gái thì đã sao nào? Cũng từ đấy, chúng cũng không thích về nữa, ngoại trừ những lúc bị bố mẹ thuyết phục, kể cả yêu cầu quyết liệt nữa...

Chuyện của cô cũng vừa vặn kết lại lúc xe vào điểm đỗ của sân bay. Tôi đã quay lại tạm biệt và nhìn xe qua hết chỗ rẽ, vui vì cô đã có thêm chút thời gian cho các con và cũng hơi chạnh lòng vì chuyện của cô, cũng giống như là những gì mà tôi đã từng trải qua.

Nguyễn An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Liều thuốc bổ” của mạ

Dù một năm về quê rất nhiều lần, nhưng mỗi lần gói ghém đồ đạc để về nhà mẹ con tôi đều bồi hồi, nôn nao khó tả. Chẳng cần gọi như “hò đò” vào mỗi buổi sáng, mới hơn 5 giờ sáng, tôi đang cựa mình để xem giờ thì lanh lảnh bên tai giọng con trai tỉnh rót, chẳng có chút gì ngái ngủ của một đứa trẻ 5 tuổi khi thức dậy sớm. Mấy giờ rồi mẹ, sáng chưa, để con dậy đi về ngoại… Những câu hỏi cứ dồn dập, cùng với hành động bật dậy dứt khoát, đi thẳng vào nhà vệ sinh để đánh răng, rửa mặt của cu cậu càng khiến niềm vui, sự háo hức khi chuẩn bị về quê của tôi được nhân lên.

“Liều thuốc bổ” của mạ
Đất cằn tỏa tinh hương

Được ví là nơi "khô cằn sỏi đá", người dân vùng gò đồi Phong Sơn - Phong Xuân - Phong Mỹ ở phía tây huyện Phong Điền từng bán tín bán nghi khi một doanh nhân đem hàng chục tỷ đồng về quê xây nhà máy sản xuất tinh dầu dược liệu. Và giờ họ đã tin, đã vui khi đón làn "gió đồng ngát hương" của mùi dược liệu.

Đất cằn tỏa tinh hương
Sân ga ngày cuối năm

Hơn 1 giờ sáng 29 tết. Chuyến tàu SE18 từ phía nam trễ giờ. “Mua không được vé à em, răng lại đi chuyến tàu khuya như ri”. Giải thích với chị chủ quầy hàng tạp hóa tính tình xởi lởi, do tôi thu xếp công việc đến tận tối muộn mới xong. Muốn tranh thủ từng giờ, về quê ngay với ba mẹ già.

Sân ga ngày cuối năm
Return to top