ClockThứ Bảy, 28/05/2022 13:43

Ngăn chặn các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát

TTH - Trong khi dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới, thì ở nhiều quốc gia lại ghi nhận sự gia tăng trường hợp nhiễm bệnh của bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em, bệnh đậu mùa khỉ. Ở nước ta, tuy chưa ghi nhận trường hợp nhiễm các bệnh trên, nhưng Bộ Y tế vẫn yêu cầu các đơn vị liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa bệnh xâm nhập.

Các chốt kiểm soát góp phần khóa chặt nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoàiSốt xuất huyết hoành hành tại các tỉnh phía nam

Cán bộ y tế kiểm tra chỉ số bọ gậy trên địa bàn TP. Huế. Ảnh: Chí Hùng

Tổ chức Y tế thế giới dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giám sát, phát hiện ca nghi ngờ tại cửa khẩu, cơ sở y tế để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận trên người vào năm 1970 tại Congo. Bệnh có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, như: chăn, ga, gối, đệm… Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày (thường từ 6 đến 13 ngày). Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, tính đến 21/5/2022 trên thế giới đã ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh kể từ ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13/5/2022; 28 trường hợp nghi ngờ và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Các ca bệnh được phát hiện đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây.

Để chủ động giám sát các ca bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động giám sát, phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ; tăng cường giám sát, phát hiện trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở ngành y tế trên địa bàn. Đồng thời, chủ động truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế. Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc-xin phòng bệnh đậu mùa được cho là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa đậu mùa khỉ và việc sát khuẩn tay, nhà cửa cũng là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả góp phần tiêu diệt vi-rút đậu mùa khỉ.

Trong công điện gửi về các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế nhấn mạnh, hiện nay dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên lại ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại một số địa phương các bệnh lưu hành, như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác. Thời gian tới, khi thời tiết khí hậu nóng ẩm, kết hợp với việc giao lưu đi lại của người dân giữa các vùng miền, thì nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh truyền nhiễm rất cao.

Để chủ động phòng, chống, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Chính phủ. Đồng thời, chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống và ngăn chặn hiệu quả các loại dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát, như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm não, bạch hầu, ho gà...

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một công đôi việc

Thời tiết đang chuyển mùa với nóng, lạnh, nồm ẩm đan xen nên nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trên vật nuôi là rất cao. Theo thông tin mới nhất, dịch cúm gia cầm H5N1 đang xuất hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc và phía Nam; cùng với một số dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi vẫn đang tiềm ẩn.

Một công đôi việc
Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm

TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cảnh báo, trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm (DCGC) nếu chủ quản, thiếu chủ động trong triển khai các biện pháp ứng phó.

Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm
Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

Tình trạng sử dụng lưới vây và các dụng cụ khoanh vùng mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để nuôi trồng, khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá. Cùng với các địa phương, huyện Phú Lộc đang quyết liệt hơn để giải quyết, ngăn chặn nạn chiếm dụng trái phép mặt nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá
Sớm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư qua xã Phong An

Rất nhiều người dân quan tâm phản ánh, lãnh đạo huyện Phong Điền vừa đề nghị ban, ngành chức năng sớm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư trên QL1A qua xã Phong An (Phong Điền). Đây là khu vực dễ xung đột giao thông trên QL1A với các đường mới vào các khu dân cư của xã Phong An, Phong Hiền tại Km806+250 đến Km806+450.

Sớm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư qua xã Phong An
Ngăn chặn, xử lý hiệu quả các vụ việc

Cùng với lực lượng công an toàn tỉnh, Công an huyện Phong Điền đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hiệu quả các vụ việc về trật tự an toàn xã hội.

Ngăn chặn, xử lý hiệu quả các vụ việc
Return to top