ClockThứ Bảy, 09/05/2020 16:22

Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét giảm tiếp lãi suất điều hành

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét giảm tiếp các lãi suất điều hành cùng với việc quyết liệt chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, lợi nhuận để tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay một cách bền vững.

Tín dụng chính sách: Có thể cho vay vốn bổ sung để tái sản xuấtKinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất lịch sử do đại dịchDấu ấn di tích sở ấn loát “Giấy bạc Cụ Hồ”Dịch bệnh tôm gây thiệt hại lớnĐa dạng dịch vụ ngân hàngLực lượng vũ trang giúp dân gặt lúa bị đổ ngã

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng phát biểu

Đây là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra sáng nay 9/5 tại Hà Nội.

Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vì mô, tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục kinh tế sau dịch, điều hành tỷ giá ổn định và sẵn sàng can thiệp để đảm bảo thanh khoản ngoại tệ cho nền kinh tế, không để xảy ra bất ổn kinh tế vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước cũng cam kết cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, đồng thời căn cứ nhu cầu vốn cho tăng trưởng. Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng ở mức cao hơn so với kế hoạch đầu năm.

Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, đến ngày 8/5/2020, toàn hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại nợ cho trên 215.000 khách hàng; dư nợ khoảng 130.000 tỷ đồng, đã miễn, giảm, hạ lãi vay cho khoảng 260.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng.

Hệ thống ngân hàng cũng đã cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp với số cho vay lũy kế từ 23/1 (thời điểm Thủ tướng Chính phủ công bố dịch COVID-19) đến nay đạt 630.000 tỷ đồng cho khoảng 182.000 khách hàng với lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5%. 

Thống đốc Lê Minh Hưng cũng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét có thể kéo dài thời gian cơ cấu lại nợ nếu cần thiết. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện trên phương châm: chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng khách hàng vay vốn bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng. Các chương trình tín dụng được thực hiện từ chính nguồn lực tiết kiệm của người dân và các doanh nghiệp, do vậy, yêu cầu đặt ra cho các tổ chức tín dụng là phải đảm bảo an toàn vốn vay, an toàn hoạt động để không gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế. 

"Ngay sau hội nghị này, Ngân hàng Nhà nước sẽ lập đoàn công tác làm việc các địa phương, đặc biệt là các khu vực kinh tế trọng điểm để nắm bắt tình hình và kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Toàn hệ thống ngân hàng cam kết tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng", người đứng đầu ngành ngân hàng khẳng định.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Lệch pha tăng trưởng

Nguồn vốn huy động vẫn chảy đều vào các ngân hàng, dù lãi suất huy động đang chạm đáy. Trong khi đó, lãi suất cho vay đang ở mức thấp, nhưng tăng trưởng tín dụng lại không mấy khả quan.

Lệch pha tăng trưởng
Return to top