Thế giới Thế giới
Ngân hàng Thế giới: Khủng hoảng chất lượng nước đe dọa sức khoẻ con người và tiềm năng kinh tế
TTH - Theo một báo cáo mới vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, chất lượng nước suy giảm trên toàn thế giới đang làm giảm tiềm năng kinh tế của các khu vực bị ô nhiễm nặng, đồng thời cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng “vô hình” về chất lượng nước đang đe dọa sự an toàn của con người và môi trường.
Nguồn nước ô nhiễm là ảnh hưởng đến sức khoẻ và kinh tế. Ảnh: Pixabay
Nghiên cứu của World Bank lập luận rằng, nếu không có hành động khẩn cấp, chất lượng nước sẽ tiếp tục xấu đi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm giảm sản lượng lương thực ở quy mô lớn và do đó, làm chậm tiến độ kinh tế.
Thiếu oxy
Theo ước tính của báo cáo, tiềm năng kinh tế của các khu vực bị ảnh hưởng có thể sụt giảm đến 1/3 do chất lượng nguồn nước thấp, dựa trên nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), là thước đo lượng oxy cần thiết để loại bỏ chất thải hữu cơ thông qua quá trình phân hủy, bởi vi khuẩn sống trong môi trường có chứa oxy.
Khi BOD đạt đến một ngưỡng nhất định, tăng trưởng kinh tế ở các khu vực hạ lưu của nguồn nước bị ô nhiễm sẽ giảm tới 1/3, do các tác động tiêu cực đến sức khỏe, nông nghiệp và hệ sinh thái.
Vấn đề nitơ
Việc sử dụng nitơ làm phân bón trong nông nghiệp được coi là một vấn đề đặc biệt nan giải đối với việc duy trì chất lượng nước. Nitơ đi vào sông, hồ và đại dương, và biến đổi thành các chất gọi là nitrat.
Nitrat có hại cho trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển trí não của chúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ thêm một kg phân đạm cho mỗi ha xâm nhập vào nguồn nước dưới dạng nitrat, mức độ thấp còi ở trẻ em có thể tăng tới 19% so với những đứa trẻ không tiếp xúc với nitrat. Điều này cũng khiến tiềm năng kiếm tiền trong tương lai của trẻ bị ảnh hưởng, với dự báo thu nhập khi trưởng thành giảm khoảng 2%.
Ngoài ra, báo cáo ước tính rằng thế giới đang mất lượng lương thực đủ để nuôi 170 triệu người mỗi năm - tương đương với dân số Bangladesh - do sự gia tăng độ mặn trong nước.
Trước thực trạng đó, để đối phó với những thách thức này, WB kêu gọi thế giới phải chú trọng những nguy cơ này, ở cả các nước phát triển và đang phát triển, ở cấp độ toàn cầu, quốc gia và địa phương.
Báo cáo cũng đưa ra một loạt các hành động mà các quốc gia có thể thực hiện để cải thiện chất lượng nước, bao gồm cải thiện các chính sách và tiêu chuẩn môi trường; giám sát chính xác mức độ ô nhiễm; hệ thống thực thi hiệu quả; cơ sở hạ tầng xử lý nước được hỗ trợ với các ưu đãi cho đầu tư tư nhân; và công bố thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các hộ gia đình để truyền cảm hứng cho mọi người dân cùng tham gia.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ UN)
- Ông Biden điện đàm với ông Putin, đề xuất cuộc gặp thượng đỉnh (14/04)
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm (14/04)
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ (14/04)
- Hàn Quốc tiếp tục có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới (14/04)
- Ai Cập đòi bồi thường "khủng" vụ tàu Ever Given mắc kẹt kênh đào Suez (14/04)
- Mỹ tạm dừng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson (14/04)
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn (13/04)
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19 (13/04)
-
WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông
- Chăn ga gối đệm Sông Hồng chất lượng
- Đọc thêm bài viết bí kiếp trị bệnh gan bằng cà gai leo : Tại Đây
- Rượu đông trùng hạ thảo XO 500ml DuocThaoAnPhat
- Medilife.vn kênh thông tin sức khỏe
- Đẹp da đánh thức vẻ đẹp tự nhiên
- Xem tin mới nhất hôm nay
- Cho thuê xe nâng người
- nâng mũi filler giá bao nhiêu
- Hỗ trợ vay trả góp hàng tháng
- Cách điều trị ho do suy tim
- iKute hang xach tay phap chính hãng
- Lưu ý khi sử dụng thuốc digoxin
- Rạn da khi mang thai
- Hỗ trợ Vay tiền nóng Vncash24h
- Xe nâng tay cao 1 tấn