ClockThứ Năm, 19/04/2012 10:38

Ngành dệt may tiếp tục tăng tốc: Mừng nhưng… chưa vui

TTH - Ngành dệt may đang phát triển nhanh, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệpngày càng phát triển để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của ngành dệt may, các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư phát triển các lĩnh vực phụ trợ.

Trong khó khăn vẫn phát triển

Được đánh giá là một trong những nhóm ngành tăng trưởng cao của ngành công nghiệp tỉnh, dệt may đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô. Từ một vài DN có mặt đầu tiên trên địa bàn tỉnh như Công ty CP Dệt- May Huế, Công ty May xuất khẩu, Da giày Huế, đến nay toàn tỉnh có khoảng 15 DN hoạt động trên lĩnh vực dệt may, trong đó, trên 80% sản phẩm tham gia xuất khẩu. Những thương hiệu may mặc lớn là Công ty CP Dệt may Huế, Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam thuộc Tập đoàn may mặc Mỹ; Công ty Scavi Huế thuộc Tập đoàn Scavi (Pháp), HPI, Thiên An Phát, Phú Hòa An và một loạt các DN hoạt động trên lĩnh vực sợi như Sợi Phú Bài, Phú Nam, Phú Việt, Phú Thạnh… Năm 2011, ngành công nghiệp dệt may của tỉnh đạt mức tăng trưởng cao, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 225 triệu USD, tăng 55,8% so với năm 2010; góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu lên 350 triệu USD, vượt 25,7% so với kế hoạch năm.
 
Điển hình trong lĩnh vực dệt may của tỉnh là Công ty CP Dệt May Huế. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình đối với thị trường trong nước và xuất khẩu, đến nay DN đã có 35 chuyền may, giải quyết việc làm cho 3.500 lao động. Hiện, công ty đang đầu tư xây dựng thêm một nhà máy may tại phường Thuỷ Dương (thị xã Hương Thủy) với quy mô 16 chuyền may với tổng kinh phí 60 tỷ đồng, trong đó kinh phí đầu tư giai đoạn 1 trên 35 tỷ đồng. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động tháng 7/2012 với trên 1.200 lao động. 
 

Lĩnh vực dệt may phát triển góp phần giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động

 
Tại các khu - cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, lĩnh vực dệt may ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, đóng góp gần 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh. Trong đó, khá nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty TNHH may mặc và dệt kim Huế của Hunggri, Công ty TNHH may mặc HBI của Mỹ, Công ty Scavi thuộc Tập đoàn Scavi Pháp… Điều này chứng tỏ trong khó khăn của suy giảm kinh tế nhưng lĩnh vực dệt may của tỉnh vẫn tìm được cơ hội để phát triển và ổn định thị trường tiêu thụ.
Thiếu ngành phụ trợ
 
Lĩnh vực dệt may phát triển đòi hỏi các ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như sản xuất bao bì, kim chỉ, nút và các loại phụ kiện cho ngành may mặc. Do chưa chú trọng nhiều đến việc đầu tư trong lĩnh vực này nên hiện số DN sản xuất các sản phẩm phụ trợ chiếm rất ít. Đây chính là một trong những khó khăn rất lớn đối với các DN dệt may bởi lâu nay, các DN phải nhập các loại phụ kiện từ các nước hay các tỉnh, TP khác với kinh phí vận chuyển và hao hụt khá cao. Theo Ban quản lý các KCN tỉnh, trong số trên 70 DN đã và đang đi vào hoạt động hiện chỉ mới có 3 DN sản xuất bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm dệt may để xuất khẩu, đó là Công ty CP Vinh Phát, Vĩnh Phát và Việt Phát; đầu qúy II-2012 sẽ có thêm một DN nữa khởi công xây dựng nhà máy sản xuất bao bì các tông là Công ty Việt Fít tại KCN Phú Bài.
 
Ông Trần Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Scavi Huế cho biết: “Có mặt ở Huế gần 4 năm và DN gặp rất nhiều thuận lợi trong việc tuyển dụng lao động, hỗ trợ mặt bằng xây dựng nhà xưởng… Vì KCN Phong Điền và một số KCN khác chưa phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nên chúng tôi phải nhập phụ kiện từ các nước và đặt hàng tại các tỉnh, TP lớn đưa về. Đây chính là một trong những khó khăn DN gặp phải khi đặt nhà máy tại Huế”.
 

Ông Nguyễn Hữu Trân, Trưởng BQL các KCN tỉnh cho biết: "Năm 2012, BQL tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, trong đó sẽ chú trọng kêu gọi các dự án hạ tầng KCN, dự án sản xuất các ngành phụ trợ phục vụ cho các DN dệt may. Đối với ngành phụ trợ dệt may, BQL tập trung kêu gọi đầu tư tại hai KCN Phú Bài và Phong Điền, vì hai KCN này đã và đang thu hút nhiều DN dệt may nên rất cần ngành công nghiệp phụ trợ."

Giai đoạn 2012-2015, BQL các KCN tỉnh sẽ tập trung kêu gọi đầu tư đối với từng KCN, trong đó KCN Phú Bài sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, các nhà máy sản xuất chế biến công nghiệp thuộc các lĩnh vực: chế biến nông, lâm thủy sản, công nghiệp chế tạo máy, điện tử, tin học, sợi, dệt may... và sản xuất các loại thiết bị, phụ tùng phục vụ các ngành nghề nêu trên; KCN Phong Điền ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, chế biến nông lâm sản, cơ khí, dệt may, giày da; KCN Tứ Hạ sẽ ưu tiên lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, giấy…

Với những nỗ lực của các DN dệt may trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, sản xuất các nhóm hàng mới có lợi thế phục vụ thị trường xuất khẩu thì UBND tỉnh cũng như BQL các KCN nên chú trọng đến công tác xúc tiến đầu tư đối với ngành công nghiệp phụ trợ dệt may để sớm đưa Thừa Thiên Huế hình thành một khu liên hợp sợi -may mặc, khẳng định vị thế phát triển của mình trong sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.

Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top