ClockThứ Sáu, 04/05/2018 14:26

Ngành gỗ “khát” nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất khẩu

Từ nay tới hết năm và cả giai đoạn tiếp theo, khó khăn nhất của ngành gỗ vẫn là vấn đề nguyên liệu.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 698 triệu USD gỗ nguyên liệu, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ so với cùng kỳ năm 2017 của hầu hết các thị trường nhập khẩu chính đều tăng.

Nhu cầu gỗ nguyên liệu ngày một tăng cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu. (Ảnh minh họa: KT)

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), mặc dù tỷ trọng xuất khẩu gỗ tăng trưởng khá tốt, nhưng cũng vì thế nên nhu cầu gỗ nguyên liệu nhập khẩu cũng ngày một tăng lên. Từ nay tới hết năm và cả giai đoạn tiếp theo, khó khăn nhất của ngành gỗ vẫn là vấn đề nguyên liệu.

“Theo tính toán, xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng thêm 1 tỷ USD thì nhu cầu gỗ nguyên liệu tăng thêm khoảng 3,5 triệu m3. Trong khi đó, gỗ trong nước, gỗ rừng trồng chỉ khoảng 10-15% đạt yêu cầu. Mỗi năm, trong nước khai thác khoảng 18-19 triệu m3 gỗ, nhưng chỉ có 2 đến 3 triệu m3 làm đồ gỗ, còn lại là dăm, các loại ván nhân tạo…", ông Quyền cho biết.

Để giải bài toán nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến xuất khẩu, theo đề xuất của Vifores, Nhà nước nên hạn chế tối đa xuất khẩu nguyên liệu thô, điển hình là dăm mảnh để lấy gỗ đó làm việc khác. Đồng thời, phải tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước như gỗ cao su, gỗ vườn nhà, gỗ trái cây,…

“Muốn thực hiện được điều này cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào vấn đề vận chuyển, nguồn gốc gỗ…”, ông Quyền đề xuất.

Lũy kết hết tháng 4, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, chiếm 77,8% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Hàn Quốc (44,8%), Pháp (22,8%) và Hoa Kỳ (10,8%).

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm giá trị, phổ biến món ăn từ sâm bố chính

Ngày 9/7, Hội Đông y Tp. Huế có chuyến thăm, khảo sát vùng nguyên liệu sâm bố chính tại A Lưới. Bên cạnh đó, đầu bếp Jane Nguyễn cũng sáng tạo và chuyển giao công thức một số món ăn từ dược liệu này cho người làm du lịch trên địa bàn.

Nâng tầm giá trị, phổ biến món ăn từ sâm bố chính
Thông tin doanh nghiệp
Các công thức chế biến táo healthy được Ocany chia sẻ

Từ lâu táo được xem là nguyên liệu làm đẹp da tự nhiên được chị em phụ nữ yêu thích bởi lượng dưỡng chất dồi dào. Bên cạnh đó, táo còn là thực phẩm giảm cân vô cùng hiệu quả cùng rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy một quả táo chứa bao nhiêu calo? Khi ăn táo giảm cân cần lưu ý điều gì? Đâu là các món ngon với táo mà bạn có thể đưa vào thực đơn hàng ngày? Hãy cùng Ocany Việt Nam giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé.

Các công thức chế biến táo healthy được Ocany chia sẻ
Phát triển vùng trồng và chế biến dược liệu ở Phong Điền

Cùng với những nơi khác, Phong Điền được đánh giá là vùng thổ nhưỡng giàu tiềm năng để phát triển, trồng mới một số loài cây dược liệu. Song song đó là mở rộng, thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư chế biến sâu từ nguồn tài nguyên dược liệu này.

Phát triển vùng trồng và chế biến dược liệu ở Phong Điền

TIN MỚI

Return to top