Thế giới Thế giới
Ngành ngân hàng toàn cầu sẽ tổn thất ít nhất 3,7 nghìn tỷ USD trong 5 năm
TTH - Tờ The Edge Markets ngày 30/12 cho hay, tiềm năng phục hồi kinh tế trong thời gian tới đối với ngành ngân hàng toàn cầu vẫn còn chưa chắc chắn, khi đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ dẫn tới vấn đề kép cho ngành này trong những tháng và những năm tới.
Tổn thất của ngành ngân hàng toàn cầu có thể lên tới 4,7 nghìn tỷ USD. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo số liệu nghiên cứu do Cổng Giao dịch Trực tuyến Comprar Acciones phân tích và công bố, trong giai đoạn đầu, các ngân hàng sẽ đối mặt với tổn thất tín dụng nghiêm trọng.
Cụ thể, trong giai đoạn 2020-2021, doanh thu tổn thất sẽ lên tới 1 nghìn tỷ USD. Dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) trong cùng kỳ dự kiến ở mức 1,9 nghìn tỷ USD. Giai đoạn thứ 2 sẽ từ năm 2021-2024. Trong khoảng thời gian 5 năm đó, các ngân hàng được ước tính sẽ tổn thất 3,7 nghìn tỷ USD doanh thu, tương đương với hơn 6 tháng doanh thu của ngành. Con số này là kịch bản cơ sở, và có thể lên tới 4,7 nghìn tỷ USD.
Được biết, trong quý III năm 2020, các ngân hàng trên khắp thế giới đã dành 1,15 nghìn tỷ USD cho LLP, cao hơn nhiều so với số tiền được dự phòng trong suốt cả năm 2019. Một báo cáo của mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia Deloitte chỉ ra, đối với ngành ngân hàng, tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 không ở cùng quy mô với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong 3 quý đầu năm 2020, LLP đã tăng vọt ở tất cả các nền kinh tế lớn, nhưng vẫn ở dưới mức được chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
THANH NGÂN
(Lược dịch từ The Edge Markets)
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người (06/02)
- Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN (06/02)
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích (06/02)
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp (06/02)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
-
Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN