ClockThứ Bảy, 31/12/2011 15:44

Ngáp đôi khi là bệnh

TTH - Ngáp nhiều là dấu hiệu của một hoặc nhiều chứng bệnh nào đó, chẳng hạn như thoái hóa các thần kinh vận động của cột sống, nhiễm phóng xạ hoặc bệnh Parkinson.

Ngáp là hành động mà chúng ta không thể tự chủ được. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ngáp, trong đó có 3 giả thuyết phổ biến nhất.


Khi đã ngáp thì tài xế đường dài nên tìm chỗ nghỉ ngơi (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: Internet

Những ghi nhận thú vị
 

Một cái ngáp thường kéo dài 6 giây; nhịp tim tăng 30% trong quá trình ngáp; 55% số người sẽ ngáp chỉ trong vòng 5 phút nếu thấy ai đó ngáp; người mù sẽ ngáp nhiều hơn sau khi nghe một đoạn ghi âm của một ai đó đang ngáp; đọc bài viết nói về ngáp sẽ khiến bạn ngáp; các lực sĩ Olympic thường ngáp khi bắt đầu cuộc tranh tài.

Giả thuyết thứ nhất là thuyết về sinh lý học. Theo đó, cơ thể chúng ta ngáp để lấy thêm oxygen và thải bớt khí carbonic. Giả thuyết này cũng giải thích hiện tượng tại sao người ta hay ngáp trong nhóm đông người như hội họp, hội nghị, rạp hát... Trong phòng càng đông người thì tích lũy khí carbonic càng nhiều. Do vậy, người ta phải ngáp để thải khỏi cơ thể khí carbonic đồng thời nạp thêm oxygen cho cơ thể.
 
Giả thuyết thứ hai là thuyết tiến hóa. Theo đó, tổ tiên chúng ta ngáp để khoe răng với mục đích dọa nạt kẻ thù.
 
Giả thuyết thứ ba là thuyết chán nản, nghĩa là xảy ra khi người ta chán nản một điều gì đó. Dù đúng là chúng ta có khuynh hướng ngáp khi chán nản, uể oải nhưng rất lạ là không hiểu vì sao các lực sĩ Olympic lại ngáp ngay trước khi họ bước vào trận đấu. Chẳng lẽ các lực sĩ này cảm thấy chán nản khi cả thế giới đang chăm chú theo dõi họ?
 
Tỉnh táo hơn nhờ ngáp
 
Ngáp làm dãn phổi và các mô chung quanh phổi nhằm ngăn chặn tình trạng “kẹt đường” của những ống khí nhỏ trong phổi. Điều này giải thích vì sao ngáp thường xảy ra vào thời điểm mà người ta hít thở nông, chẳng hạn như khi mệt mỏi hoặc lúc mới thức dậy.
 
Ngáp cũng sẽ cung cấp cho phổi một hóa chất gọi là surfactant. Đây là một chất lỏng bôi trơn, được bao phủ trong những túi khí nhỏ bên trong phổi, giúp những túi này rộng mở để lấy không khí. Surfactant rất quan trọng để một đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ có thể sống được ở bên ngoài môi trường tử cung.
 
Với tác dụng làm dãn các cơ, khớp, làm tăng nhịp tim, ngáp sẽ giúp chúng ta tăng sự tỉnh táo nhưng cũng lại là dấu hiệu báo trước cơn buồn ngủ sẽ ập đến. Vì vậy, những tài xế đường xa đã ngáp thì cần nhanh chóng tìm một trạm dừng để nghỉ ngơi để tránh xảy ra tai nạn.
 
Một điều lạ và thú vị là ngáp có thể... lây! Một người ngáp thì nhiều người khác sẽ ngáp theo. Nếu bạn xem một bộ phim có đoạn ai đó ngáp thì bạn cũng sẽ rất dễ bị ngáp theo. Nếu bạn đọc sách báo nói về ngáp cũng sẽ dễ hành động tương tự.
 
Dấu hiệu của bệnh
 
Ngáp nhiều là dấu hiệu của một hoặc nhiều chứng bệnh như đa xơ, bệnh thoái hóa các thần kinh vận động của cột sống, bị nhiễm phóng xạ, bệnh Parkinson... Ngáp ít hơn bình thường xảy ra trên những người bị chứng tâm thần phân liệt. Nhiều thí nghiệm cho thấy nếu kích thích điện ở một số vùng trong não thì sẽ kích thích sự ngáp. Một vài hóa chất trong não cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngáp.
 
Nhưng nói gì thì nói, bạn hãy nhanh chân gõ cửa phòng mạch bác sĩ nếu bỗng dưng ngáp liên tục, ngáp nhiều hơn bình thường hoặc ngáp nhiều kèm theo buồn ngủ giữa ban ngày.
 
Theo Người lao động
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Return to top