ClockThứ Năm, 23/11/2017 14:49

Ngạt thở ở Delhi: Môi trường đã đến ngày tận thế?

TTH.VN - Theo nghiên cứu được xuất bản ở Lancet, khoảng 2,5 triệu người Ấn Độ chết mỗi năm do ô nhiễm, con số cao nhất trên thế giới.

Thủ đô Ấn Độ lại chìm trong khói bụi ô nhiễmẤn Độ xác nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiênẤn Độ ưu tiên trở thành nền kinh tế dựa trên khí tự nhiênẤn Độ và Pháp đạt thỏa thuận cuối cùng về thương vụ RafaleMỹ, Ấn Độ đàm phán về quan hệ kinh tế, căng thẳng với PakistanẤn Độ tìm kiếm 15 tỷ USD đầu tư vào khai thác mỏ

Ảnh: R S Iyer/AP

Đường cao tốc hầu như trống rỗng, không khí có màu nâu nhạt. Đứng ở bên đường là một nhóm người vô gia cư đang đứng quanh một đám lửa nhỏ. Trước mặt chúng tôi là những chiếc xe tải đang miệt mài xịt nước mặn dọc các con đường để giữ cho bụi bẩn không tạo nên thành các đám khói độc hại.

Cũng vào sáng hôm nay, một cuộc chạy bán marathon đã diễn ra tại Delhi với hơn 30.000 người tham dự. Đa số vận động viên đã phải đeo mặt nạ thở trên suốt quãng đường chạy của mình. Đây cũng chẳng phải là điều lạ lùng gì khi bạn đang sống tại một thành phố có gần 200 chất gây ô nhiễm độc hạitrong không khí - cao gấp 8 lần so với tiêu chuẩn tối đa của Tổ chức Y tế Thế giới.

Ô nhiễm không khí là đề tài bán tán duy nhất ở thành phố này trong tuần vừa qua. Thậm chí, đã có một cuộc nổi loạn tại một khu mua sắm khi một nhóm các bà nội trợ đã phải dành giật nhau để có thể mua được chiếc mặt nạ không khí cuối cùng. Hay trong tại một bệnh viện, khói bụi đã bao phủ tất cả các dãy hành lang làm cho tất cả bác sĩ tại đây đều bị đau mắt đỏ.

Bất kỳ ai muốn biết cuộc sống tại các thành phố ô nhiễm cao sẽ như thế nào thì có thể trải nghiệm ngay tại thành phố Delhi.

Thảm họa môi trường không còn là điều xa xôi trong tương lai; mà nó đang xảy ra ngay lúc này đây ở những thủ đô lớn của thế giới như như Bắc Kinh (Trung Quốc) và Delhi (Ấn Độ).

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng thường xảy ra tại thời gian này trong năm ở miền bắc Ấn Độ và Pakistan,khi mà những người nông dân đốt những gì còn sót lại trên các vùng đất sau mùa thu hoạch trong khi mà nhiệt độ không khí lạnh lại ngăn không cho các phân tán. Các chất gây ô nhiễm sẽ lơ lửng trong không khí, giống như một tấm màn bẩn. Các bác sĩ so sánh tác động của ô nhiễm không khí thời gian này tương đương với việc hút 50 điếu thuốc trong một ngày.

Những khi phải ở bên ngoài quá lâu, cơ thể tôi bắt đầu một loạt các phản ứng để đẩy các độc tố trong không khí: ho khan, cổ họng khô rát và những cơn đau đầu kéo dài. Những người tôi gặp ở bữa tiệc tối thứ bảy có đôi mắt đỏ ngầu, mọi người dường như có những cơn ho sâu – giống như những cơn ho mà chỉ những người hút thuốc nặng đô mới có.

Ô nhiễm môi trường ở đây có những đặc điểm và tính cách riêng - giống như một nhân vật phản diện trong loạt truyện tranh siêu anh hùng của Marvel. Ô nhiễm không di chuyển mà lại treo lơ lửng xung quanh bạn như một tấm màn độc ác.

Ô nhiễm cũng có những vị riêng. Đó mà mùi của than đá và hắc ín, với một mùi vị kinh khủng. Trong sương mù, miệng của bạn sẽ có vị nhờn nhợn. Tất cả khung cảnh giống như trong tác phẩm Con đường của Cormac McCarthy, nơi mọi thứ được quyện lẫn và mù mịt trong các tông màu lẫn lộn.

Sương mù rồi sẽ tan đi, và sẽ có những ngày tốt hơn và những ngày tồi tệ. Sau khi mưa, không khí sẽ trong lành hơn. Tuy nhiên, ở đây, cảm giác thở trong không khí ô nhiễm đã trở thành một điều bình thường mới.

Tờ Hindustan Times số ra vào Chủ nhật vừa qua đã đưa ra một dự báo đáng mừng cho rằng: "Mức độ ô nhiễm đã giảm từ "nghiêm trọng” xuống "nặng". Mặc dù vậy, tình hình vẫn chưa cho thấy tiến triển nào tốt hơn. Bầu trời vẫn bao phủ một màu nâu xám, mặt trời vẫn bị che khuất hầu như suốt cả ngày.

Dòng sông chính trong lòng thành phố Delhi, sông Yamuna, giờ đây không còn được gọi là một con sông nữa. Ô nhiễm đã loại bỏ tất cả các đặc tính cho phép nó được định nghĩa như một con sông. “Đó không phải là con sông, đó là một con cống” – người dân Delhi nhận định.

Trong khi Ấn Độ được đánh giá như là một cường quốc đang phát triển, thì sự tàn phá môi trường do Delhi tạo ra chắc chắn sẽ như một rào cản cho sự tăng trưởng của thành phố và quốc gia.

Thật khó để thu hút các tài năng đến làm việc ở đây. Ai lại muốn đi dạo quanh thành phố với cái khẩu trang trên mặt? Các quốc gia khác, như Úc, cũng đã công bố các đánh giá tiêu cực về mức độ ô nhiễm của thành phố này. Nhiều người tôi biết cũng đã hủy các chuyến nghỉ ngơi, du lịch tại đây vì sự khó chịu của các đám mây ô nhiễm của thành phố.

Theo nghiên cứu được xuất bản ở Lancet, khoảng 2,5 triệu người Ấn Độ chết mỗi năm do ô nhiễm, con số cao nhất trên thế giới. Và phần lớn những người bị ảnh hưởng là những người nghèo, những người không có khả năng chi trả cho các thiết bị lọc không khí có giá bán lẻ vào khoảng 400 đô la. Tuy nhiên, khi mà phần lớn dân số ở Delhi đang phải sống trong những điều kiện tồi tệ và khó khăn thì những ảnh hưởng của không khí ô nhiễm cũng không được xem trọng.

Những người nghèo ở Delhi thường phải làm việc trong các cống thoát nước hoặc các hố thải nước sinh hoạt vào ban ngày và ngủ tại khu ổ chuột hôi hám về đêm. "Công việc của tôi là thu gom chất thải. Tôi phải làm việc với chất thải và bụi bẩn hàng ngày. Một khi tôi ra khỏi các hố thải hôi thối đó thì không khí ô nhiễm này cũng là một sự sang trọngđối với tôi rồi."- Một người đàn ông tên Sohail Abbasi cho hay.

Hay Mohammad Shareff, một người vô gia cư chia sẻ: "Trời lạnh, và tôi chỉ cần chăn. Tôi không quan tâm không khí ô nhiễm ra làm sao, vì ít nhất là vẫn còn có không khí để mà thở".

Thế Vĩnh (lược dịch từ The Guardian)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới

Chiều 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh phát động chiến dịch “Hãy làm sạch biển” và đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh - Hãy làm sạch biển năm 2024 tại bãi tắm thôn Tân Bội, xã Điền Lộc (huyện Phong Điền).

Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới
Return to top