ClockThứ Hai, 09/03/2020 14:45

Ngày bình lặng ở phố Tây

TTH.VN - “Không còn cách nào khác, phải bình tĩnh để đối mặt thôi” – những người dân ở khu phố Tây trầm ngâm với chúng tôi vào sáng 9/3 sau một đêm nhận được thông tin nữ du khách đến từ Anh dương tính với COVID-19 từng lưu lại ở một khách sạn, và ăn uống tại một nhà hàng trong khu phố sầm uất giữa trung tâm Huế.

Tiến hành tiêu độc khử trùng khu vực phố TâyHuế xác định có 1 ca bệnh dương tính với COVID-198 người nước ngoài mắc Covid-19 cùng chuyến bay với bệnh nhân thứ 17Dịch COVID-19: Thực hiện nghiêm việc cách ly - Quyền lợi đi đôi với trách nhiệm

Du khách nước ngoài di chuyển ở phố Tây sáng 9/3

Được hình thành từ hàng chục năm trước, phố Tây Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu nổi tiếng với sự nhộn nhịp, đông đúc của du khách quốc tế, được xem như là điểm dừng chân thú vị trước khi trung chuyển trong hành trình khám phá đất nước Việt Nam. Nơi đây, còn là khu buôn bán sầm uất, với những nhà hàng quá sá phong cách hiện đại, những quán cà phê, cửa hàng thời trang được tây, ta ưa thích.

Còn giờ đây, một số hàng quán, nhà hàng dù đóng trước, khách Tây qua lại vắng vẻ hơn nhưng cuộc sống ở khu phố vẫn diễn ra một cách bình thường. Có khác, người dân đi lại giờ đây ai cũng bịt kín khẩu trang, chào xã giao bằng cách giơ cao tay, và gần như hạn chế thành từng nhóm để trò chuyện. Trong khi đó, khách Tây ở quanh khu phố vẫn rảo bước đi bộ. Các đoàn du khách vẫy chào nhau, cười đùa trên những chuyến xe tiến ra khỏi phu phố đến các điểm tham quan…

Sau khi lo xong bữa sáng cho những đứa cháu, hít một hơi dài, ông Đoàn Văn Kỳ lặng lẽ mở cửa bước ra khỏi nhà, hướng theo hướng Lê Lợi tìm ra bờ sông Hương để tập thể dục sáng. Người đàn ông tuổi 80, có hơn 30 năm sống trên con phố Tây này đôi mắt tinh anh, minh mẫn trong từng lời nói.

“Nói không lo lắng thì không đúng, nhưng gia đình tôi đã chuẩn bị tâm lý từ trước đó rất nhiều ngày. Nhưng không còn cách nào khác, tôi nghĩ mình phải bình tĩnh để đối mặt – ông Kỳ nói giọng chậm rãi – Ngay trong đêm công bố du khách từng lưu trú tại đường Phạm Ngũ Lão chính thức nhiễm COVID-19, cả nhà tôi và láng giềng lân cận, hàng quán được thông báo đóng cửa sớm để nhân viên y tế tổng phun thuốc tiêu độc, khử trùng. Từ lâu lắm rồi, phố Tây mới vắng lặng, tắt đèn sớm như thế”.

Ngoài một vài điểm cần phong tỏa, nhịp sống ở phố Tây vẫn diễn ra bình thường dù hơi vắng vẻ

Ông Kỳ kể thêm, ngay khi nghe tin, bà con xa gần điện thoại liên tục, dặn dò, hạn chế tiếp xúc, thậm chí… di tản đi đâu đó một thời gian. Nhưng với một người từng trải, ông Kỳ vẫn bình thản vì biết rằng gia đình mình vẫn đang “tuân lệnh” các cơ quan chức năng và trên cả là biết cách tự bảo vệ mình theo từng chỉ dẫn của Bộ Y tế qua các kênh thông tin truyền thông.

Cả khu phố Tây, hàng quán vắng vẻ hơn, người bán, người mua, nhịp sống chậm lại. Nhiều người không biết tin cứ nghĩ rằng cả khu phố Tây sẽ bị cách ly, nhưng thật ra chỉ một vài điểm nơi nữ du khách Anh bị nhiễm COVID-19 mới bị phong tỏa, để đảm bảo an toàn, còn lại một hoạt động diễn ra như thường. Hình ảnh các chiến sĩ công an, nhân viên y tế… xuất hiện trên khu phố để điều tiết giao thông, phun thuốc tiêu độc khử trùng khiến mọi người an tâm hơn.

Sau đêm đóng quầy sớm, sáng 9/3, Phan Nhật Bình, ông chủ trẻ cửa hàng đồ lưu niệm ở đường Chu Văn An nằm trong khu phố Tây tất bật mở cửa, nhấm nháp ly cà phê trước khi đón khách vào tham quan, mua sắm. Một tháng nay, Bình cũng như chủ nhiều cửa hàng kinh doanh khác ở khu phố Tây nói riêng và toàn TP. Huế nói chung tâm lý có phần lo ngại, sở ảnh hưởng đến doanh thu. Vậy mà rất may, việc buôn bán diễn ra thuận lợi, không mấy ảnh hưởng, khách Tây đi bộ trên phố và ra vào quán liên tục.

Lực lượng y tế tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu phố Tây sau khi phát hiện nữ du khách Anh nhiễm COVID-19 từng lưu trú một khách sạn nơi này

Tất nhiên, ông chủ và nhân viên cũng như khách dù hơi bất tiện nhưng ai cũng tự ý thức bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang trong quá trình giao dịch. Và, cho đến khi phát hiện khách nhiễm COVID-19 từng đến khu phố Tây mọi chuyện có lẽ đã khác. “Xe y tế, công an ra vào liên tục. Chính quyền địa phương cũng dò dặn đủ điều để phòng tránh”, ông chủ 32 tuổi nói với giọng điềm tĩnh và cho biết, việc buôn bán của cửa hàng sẽ diễn ra bình thường dù biết thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng không còn cách nào khác.

“Mình vẫn đang làm tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Trường hợp xấu nhất có thể nếu đóng cửa hàng một thời gian, doanh thu sẽ ảnh hưởng cũng phải đành chấp nhận. Bởi mạng người còn quan trọng hơn lợi ích kinh tế” – Bình nói với giọng chắc nịch nhưng vẫn tin tưởng điều đó không xảy ra, khi việc khoanh vùng, ngăn chặn COVID-19 ở Huế đang được triển khai ráo riết.

Những ngày dài phía trước khi mà COVID - 19 đang còn nhiều diễn biến chưa nói trước được điều gì. Không chỉ người dân, hàng quán ở khu phố Tây mà tất cả người dân Huế vẫn đang căng mình cùng chống dịch. Hơn ai hết, thời điểm này mỗi người phải bình tĩnh và không chủ quan.

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Return to top