ClockThứ Hai, 24/07/2017 07:59

Nghề "hot" nhưng chưa bình đẳng

TTH - Kinh tế phát triển ổn định, cuộc sống người dân ngày một cải thiện đáng kể, tầng lớp trung lưu đang ngày một nhiều hơn… khiến nhu cầu cần người giúp việc gia đình đang trở nên bức thiết.

Nghề "hot"

Hai vợ chồng anh bạn tôi là chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng, công việc nhiều, con còn nhỏ… thế là mọi việc trong gia đình từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ cho đến đưa đón con đi học, cho con ngủ đều do một tay người giúp việc đảm nhận. “Cơm ăn ngày 3 bữa, lương tháng 5 triệu đồng, mỗi năm 2 bộ áo quần mới. Ngoài ra, nhiều khi còn bồi dưỡng thêm. Cô này giúp việc cho gia đình mình tính ra cũng 5 năm rồi, mọi người trong nhà đều xem cô như người thân, con cái chúng mình yêu mến cô ấy vô cùng. Hiện nay, tìm ra được một người giúp việc ưng ý như thế này là rất khó đấy”, anh bạn khoe.

Trường hợp khác, em tôi là công nhân dệt may, hai vợ chồng lương tháng cũng hơn chục triệu đồng, nhưng vì con nhỏ, cháu chưa đến tuổi gửi nhà trẻ nên đành phải thuê người giúp việc để trông con mà đi làm. Không đủ tiền trả bao ăn ở, em tôi chọn giải pháp trả tiền công theo ngày, sáng đến giữ con, giúp việc nhà, chiều tối về, tháng cũng mất hai triệu đồng. Tuy nhiên, thuê được người trông con với số tiền chừng ấy cũng đã quá mừng rồi.

Hiện nay, người giúp việc gia đình đang trở thành một nghề rất “hot”do kinh tế đang ngày càng phát triển, đời sống người dân đã được cải thiện, tầng lớp trung lưu đang một nhiều hơn, nhiều cặp vợ chồng trẻ đều có xu hướng ra ở riêng; việc bình đẳng giới đang ngày được quan tâm, nhiều phụ nữ giữ vai trò trọng trách trong xã hội… nên nhu cầu tìm người giúp việc gia đình là cần thiết.

Cần được đối xử như một nghề nghiêm túc

Bản chất sâu xa của nghề giúp việc là rất đáng quý. Người giúp việc đã âm thầm giúp đỡ chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc. Thử hỏi, một cặp vợ chồng trẻ, mới sinh con, đến ngày đi làm trong khi con nhỏ mới 6 - 7 tháng tuổi, gia đình neo người, nếu không có người giúp việc đảm đương thì họ biết gửi con cho ai để đi làm. Cũng đã từng có những trường hợp phụ nữ sau khi sinh, do không gửi con được cho ai, không tìm ra được người giúp việc đành phải bỏ việc ở nhà trông con. Quả thật là một thiệt thòi rất lớn. Hãy xem nghề giúp việc gia đình là một nghề nghiệp thực sự, chính họ cũng đã tham gia tích cực vào thị trường lao động.

Dù giúp việc gia đình chưa được công nhận là một nghề nghiệp thực sự, chưa được trả lương xứng đáng với công sức bỏ ra, chưa được đối xử bình đẳng như bao công việc khác, song công việc này vẫn đang được đánh giá là một công việc rất nhiều người cần đến. Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh trong vài năm trở lại đây đã mạnh dạn đứng ra làm cầu nối cung ứng “nghề giúp việc gia đình” cho xã hội. Mỗi năm, trung tâm giới thiệu từ 70 - 100 người đi giúp việc gia đình. Thời gian tới, trung tâm sẽ đẩy mạnh dịch vụ này để đáp ứng yêu cầu ngày một nhiều của xã hội.

Hãy xem nghề giúp việc gia đình là một nghề như bao nghề khác và hãy đối xử công bằng, tôn trọng những người làm nghề này, bởi chính họ đã giúp những người phụ nữ khác trong độ tuổi lao động có thể làm những công việc đáng ra họ không thể đảm đương nổi nếu vẫn phải gánh vác toàn bộ trách nhiệm gia đình.

Gia Hân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề

Từng là đầu bếp của một nhà hàng hạng sang ở TP. Hồ Chí Minh, cháu gái tôi quyết định về lại Huế làm việc. Một buổi đi làm, buổi còn lại nhận làm bánh sinh nhật. Khách thấy mẫu mã đẹp lại đặt hàng nên có việc làm quanh năm. Cộng hai khoản tiền thu nhập, cháu tôi bắt đầu có tiền dành dụm.

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề
Giữ nghề đan chiếu Âmber

Theo tục lệ của người Tà Ôi, trong các lễ cưới hỏi truyền thống, người con gái sẽ phải mang theo chiếu sính lễ (chiếu Âmber) để thể hiện tình yêu thương đối với nhà trai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà đàng gái có thể đem một hoặc càng nhiều chiếu càng tốt. Phong tục này vẫn được lưu truyền, bởi thế, nghề đan chiếu Âmber vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay…

Giữ nghề đan chiếu Âmber
Phát triển nghề massage cho người mù, người khiếm thị

Gặt hái những “quả ngọt” từ các hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng dịch vụ, massage chăm sóc phục hồi sức khỏe đã trở thành nghề mũi nhọn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người mù, người khiếm thị.

Phát triển nghề massage cho người mù, người khiếm thị
Phát triển bền vững nghề bún Vân Cù

Sau khi làng bún Vân Cù được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, tiếng tăm làng nghề vang xa hơn, tạo cơ hội giúp nghề bún Vân Cù khẳng định thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, số hộ tham gia sản xuất càng tăng lên...

Phát triển bền vững nghề bún Vân Cù
Giúp bà con có thêm kiến thức về pháp luật và bình đẳng giới

Tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng các tổ truyền thông cộng đồng (TTCĐ) ở huyện A Lưới đã xây dựng được các hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với từng nội dung, đối tượng người dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bình đẳng giới (BĐG), giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ (PN) và trẻ em (TE).

Giúp bà con có thêm kiến thức về pháp luật và bình đẳng giới
Return to top