ClockThứ Sáu, 10/07/2015 11:21

Nghề “hot” trong mùa nóng

TTH - Những ngày trời nắng như đổ lửa người dân đổ xô đi tìm chỗ trốn nóng thì đây lại là thời điểm những người thợ sửa chữa điều hòa làm việc gấp đôi, thậm chí gấp ba ngày thường.

Một ngày những người thợ lành nghề có thể sửa 8-10 chiếc điều hòa

 

Kiếm tiền triệu một ngày

Anh Cường, một thợ sửa điều hòa lâu năm ở Huế cho biết: Với những đợt nắng nóng kéo dài như hiện nay nhu cầu sửa chữa, bảo trì điều hòa của người dân, cơ quan, xí nghiệp tăng cao. Vì thế thu nhập của thợ sửa điều hòa cũng tăng gấp 5 - 6 lần ngày thường. Mỗi ngày một người thợ lành nghề có thể sửa 8 đến 10 cái, tiền công mỗi cái tầm 150 ngàn đồng thì thu nhập một ngày thợ sửa điều hòa cũng tiền triệu.
Theo anh Cường, thợ đến sửa trực tiếp ở nhà, cơ quan, chỉ trường hợp nào “bệnh nặng” mới đưa về cửa hàng. Nếu bảo dưỡng, lau chùi bơm ga thì mất tầm 40 phút, giá mỗi lần bơm ga là 200 ngàn đồng, tiền công 150 ngàn đồng. Đối với thợ lành nghề, việc phát hiện “bệnh” rất nhanh và sửa chữa cũng không mấy khó khăn. Máy điều hòa thường hỏng ở board mạch, dàn nóng, dàn lạnh, hết ga, màng lọc không được vệ sinh. Người dân vẫn hay dùng điều hòa một mùa lại không có thói quen vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên nên mới sinh ra bệnh.
Anh Thanh, một chủ cửa hàng điện lạnh ở đường Phạm Văn Đồng cho biết: Cửa hàng có thêm dịch vụ sửa chữa tận nhà, những ngày nắng nóng thường “cháy thợ” vì nhu cầu quá cao. Nhân công tại cửa hàng ngoài lương thì tính thêm doanh thu và tiền làm ngoài giờ. Nếu thợ nào chịu khó thì thu nhập tiền triệu mỗi ngày là chuyện thường.
Anh Thanh chia sẻ, nghề sửa điều hòa có rất nhiều mánh khóe để ăn chặn tiền khách hàng. Vì vậy, để tránh tình trạng nhân viên “móc túi” khách hàng, cửa hàng luôn có bảng giá để nhân viên đưa khách hàng tham khảo, khách hàng đồng ý thợ mới được sửa. Làm nghề gì thì cũng đặt chữ tín lên trên hết, có như vậy khách hàng mới tin tưởng và tìm đến mình.
Nghề vất vả và không ít rủi ro
Theo chân anh Nam, một thợ sửa điều hòa có hơn 10 năm kinh nghiệm mới thấy cái nghề “hái ra tiền” như mọi người vẫn nói không hề đơn giản. Giữa cái nóng 400C, anh Nam trèo lên tầng ba của một ngôi nhà nằm trong khu tập thể đường Nguyễn Khoa Chiêm bằng một chiếc thang nhôm để bảo dưỡng điều hòa, mà không hề phương tiện bảo hiểm. Sau gần một tiếng đồng hồ ở giữa trời nắng, khi xuống áo anh đã ướt sũng mồ hôi. Thấy tôi thắc mắc vì sao không có phương tiện bảo hiểm, anh vừa lau mồ hôi vừa nói: Mang theo dây bảo hiểm rườm rà, leo không cho nhanh, xuống còn thu dọn đồ để kịp đi sửa cho nhà khác, mang dây bảo hiểm rồi cởi ra mất thời gian, làm nghề này leo trèo quen rồi nên không sợ (!??)
Để kiếm được đồng tiền những người thợ sửa điều hòa phải bỏ ra nhiều công sức. Nhất là phải làm việc cật lực, không được chậm trễ mới giữ được uy tín với khách hàng. Anh Hùng thợ sửa điều hòa cho một trung tâm điện máy lớn ở thành phố tâm sự: “Làm nghề này chẳng khác gì chịu nóng để mang mát đến cho mọi nhà, lúc nào cũng làm việc ngoài nắng, đó là chưa kể đến việc thường xuyên phải leo lên cao, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có khi đang ăn trưa khách gọi cũng phải ăn vội, cho xong bữa, chứ đợi lâu người ta phàn nàn lần sau mất khách. Đối với khách hàng là các nhà nghỉ, khách sạn có khi 2-3 giờ sáng họ gọi tới sửa điều hòa cũng phải lọ mọ dậy đi, bởi nghề này phục vụ 24 giờ/24 giờ mà”.
Trời nắng nhu cầu lắp, bảo trì điều hòa càng tăng. Những người thợ sửa điều hòa như anh Cường, anh Nam phải bắt đầu công việc từ 5 giờ sáng có khi về tận nhà đã là 11 giờ đêm, ngày nối ngày cứ quần quật với công việc. Dù nhu cầu tăng, lượng công việc nhiều nhưng họ không vì thế mà tăng giá công hay dùng mánh khóe để ăn chặn tiền của khách, mà phải luôn đặt uy tín và chất lượng công việc lên hàng đầu.
Bài, ảnh: Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top