ClockThứ Ba, 22/09/2020 14:00

Nghệ nhân bắt nhịp xu thế mới

TTH - Họ chuyển mình theo xu thế, bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, một phần để đáp ứng nhu cầu mưu sinh, quan trọng hơn là để lưu giữ, làm đa dạng nghề truyền thống đã tồn tại từ lâu.

Đi lên từ đam mê nghề truyền thống

Những nghệ nhân lớn tuổi sống khỏe nhờ nghề đan lát Bao La

Lưu giữ 

Trong khi những thứ hiện đại làm cuộc sống con người thay đổi thì một số sản phẩm thủ công truyền thống vẫn có chỗ đứng, khẳng định được thương hiệu. Điều đó được người ta nói và nhắc nhiều ngay chính nơi làng nghề đan lát Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền).

Ông Võ Chức (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) bảo, gần 50 năm rồi ông gắn bó với đọt tre, cán rựa. Với thời gian chạy dài theo nửa thế kỷ đó, bàn tay ông bớt nhịp nhàng, dẻo dai. Tuổi tác khiến sức vóc con người giảm đi, mật độ sản phẩm làm ra cũng không như ý người. “Nghề đan lát gắn với tôi từ nhỏ. Mấy năm trở lại đây, Nhà nước coi trọng cái nghề này và sản phẩm cũng có chỗ đứng trên thị trường nên không chỉ tôi mà bà con địa phương có thêm thu nhập, nhất là trong buổi nông nhàn. Bây giờ, tuổi cao, sức yếu nên các thao tác không còn nhanh nhẹn”, ông Chức chia sẻ.

Các sản phẩm thủ công tinh xảo có giá trị cao

Trong cái sự “hỗn loạn” của các sản phẩm thủ công, nhiều làng nghề chết yểu nhưng tại sao sản phẩm được tạo ra làng nghề đan lát Bao La lại sống khỏe, sống tốt? Câu hỏi ấy được trả lời ngay trên ánh mắt, thao tác lẫn cái tâm của nghệ nhân. Trong không gian làm việc ấy dường như không có chỗ cho người trẻ. Từ chẻ tre, đan lát, mài giũa, phối màu... đều được các nghệ nhân lớn tuổi đảm nhận, những công đoạn khác đã có bàn tay của phụ nữ chịu khó ở vùng đất dọc sông Bồ. Tất cả bí kíp, sự tỉ mẩn của những tay thợ có tuổi nghề hàng chục năm tạo ra sản phẩm chất lượng, độc đáo, đủ để cạnh tranh với sản phẩm thủ công không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. “Nhìn thế thôi chứ để đan được một cái rổ, cái rá nhỏ nhìn cho được con mắt thì cũng phải mất một thời gian dài rèn luyện. Từ công đoạn chọn nguyên liệu đến chẻ nan, đan, lát... ngó thì đơn giản nhưng làm được là cả một vấn đề. Ngay can được độ dày mỏng của từng thanh nan sao cho phù hợp với từng sản phẩm cũng không phải dễ”, nghệ nhân Thái Phi Hùng nói. Về bí quyết tạo ra sản phẩm chất lượng, ông Hùng chỉ nói gọn với đại ý rằng, chính tâm của người nghệ nhân tạo nên điều đó…

Bất cứ một sản phẩm gì nếu giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi đều tạo ra hiệu ứng tốt cho xã hội. Và nghề đan lát ở Bao La đã làm tốt việc này trong thời gian qua. Song, khi nhắc đến việc duy trì một lớp nghệ nhân kế cận, ánh mắt của Giám đốc HTX sản xuất dịch vụ mây tre đan Bao La Võ Văn Dinh vẫn hiu hắt...

Sáng tạo theo đơn đặt hàng

Trong thời đại mà nhu cầu thị trường thay đổi từng ngày, để họ bắt nhịp được xu thế, đã có sự chuyển dịch sản phẩm phù hợp với thị trường ngay trong bản thân mỗi nghệ nhân, người thợ.

Chúng tôi đặt hàng một sản phẩm ngay trước mặt ông Võ Văn Dinh, điều đó không phải đánh đố mà xuất phát từ nhu cầu muốn tạo ra một sản phẩm lưu niệm mang “hình dáng” của làng quê xứ biển, nhưng có dấu ấn của làng nghề đan lát Bao La. Đó là một chiếc thuyền nan có chiều dài độ 1m nhưng muốn tạo ra sản phẩm này, nghệ nhân ở Bao La phải hiểu thuyền nan là gì, cấu tạo của phương tiện mưu sinh từ ngàn đời của con dân xứ biển. Tham khảo ý kiến nghệ nhân, ông Dinh nhận lời sau những hướng dẫn vội vàng từ phía chúng tôi. Sản phẩm được tạo ra, dù không hoàn toàn hài lòng nhưng chúng tôi thực sự bất ngờ. Càng bất ngờ hơn khi làm được sản phẩm, họ phải gõ google, lên youtube tìm hiểu về thuyền nan.

Ông Dinh bảo, không chỉ đơn hàng của chúng tôi mà nhiều sản phẩm họ phải làm như thế để tạo ra sự hài lòng của khách hàng. Lúc làng nghề chuyển sang sản xuất các mặt hàng lưu niệm thì bắt buộc nghệ nhân phải sáng tạo, không khu biệt những gì thuộc về truyền thống.

“Ngay trên sản phẩm chúng tôi tạo ra cho các anh đã có dấu ấn của nghề truyền thống Bao La, đó là kỹ thuật đan lát, dù sản phẩm ấy con dân ở Bao La hiếm khi được nhìn thấy. Mỗi năm chúng tôi phải sáng tạo ra 40-50 mẫu mới để đa dạng hóa sản phẩm”, ông Dinh bộc bạch.

Tất nhiên là khó khăn khi những nghệ nhân đa số có tuổi hơn nửa thế kỷ. Họ có thể không quen thuộc với những cái click chuột, vuốt màn hình điện thoại nhưng khi hình ảnh sản phẩm được đưa ra, bằng cách này hay cách khác, họ sẵn sàng tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Điều đó không hẳn là một cú “chuyển dịch” thị trường to tát, nhưng sự vận động trong tư duy một phần giúp làng nghề sống khỏe.

“Khi hình ảnh sản phẩm được đưa ra, chúng tôi buộc phải tiếp cận được với cấu tạo, quy trình sản xuất ra sản phẩm. Sau đó mới vận dụng những kỹ thuật đan lát vào trong sản phẩm. Trước đây, chúng tôi không hề biết mạng internet nhưng bây giờ mỗi lần có đơn đặt hàng sản phẩm mới, chúng tôi phải tham khảo”, ông Hùng giãi bày.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chén vỡ… hóa rồng!

Từ những mảnh sành sứ của chén bát vỡ được thu mua, bàn tay tài hoa của những nghệ nhân khảm sành sứ xứ Huế đã làm hồi sinh dáng vẻ uy nghi của rồng bay, phượng múa trên những di tích Cố đô Huế, đình chùa, miếu vũ…

Chén vỡ… hóa rồng
2 nghệ nhân của Huế được vinh danh Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master

Mới đây, tại cuộc họp lần thứ hai của Ban cố vấn quốc tế (IAB) trực thuộc Liên hiệp Nghệ nhân Văn hoá (Gugak Masters Inc.) đã đưa ra xem xét 6 ứng cử viên cho danh hiệu Nghệ nhân Âm nhạc Cung đình (Gugak Master) danh giá bao gồm: Bà Sruti Respati đến từ Indonesia, ông Abdulhamit Raimbergenov đến từ Kazakhstan, bà Mohichehra Shamurotova và ông Bakhshiqul Togaev đến từ Uzbekistan, bà Phan Thị Bạch Hạc và ông Huỳnh Đức Tiễn đến từ Việt Nam. Kết quả, 6 ứng cử viên được đề cử đã nhận được chấp thuận từ Ban cố vấn quốc tế.

2 nghệ nhân của Huế được vinh danh Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master
Sức hút của cây kiểng ba miền

Ngoài chuỗi hoạt động hấp dẫn của Festival Nghề truyền thống Huế 2023, triển lãm “Cây kiểng, hoa phong lan ba miền” trong không gian Hoàng cung vẫn tạo được sức hút riêng với hàng ngàn lượt khách thưởng ngoạn mỗi ngày.

Sức hút của cây kiểng ba miền
Du khách thích thú trải nghiệm tinh hoa làng nghề

Những không gian văn hóa làng nghề Việt Nam cũng như quốc tế như đưa du khách đến với tinh hoa làng nghề được phô diễn với nhiều ngón nghề tinh xảo, cho ra những sản phẩm độc đáo, tạo nên giá trị không hề lẫn lộn của mỗi làng nghề.

Du khách thích thú trải nghiệm tinh hoa làng nghề
Return to top