ClockThứ Hai, 05/12/2016 13:31

Nghệ nhân Huế: Đau đáu với nghề

TTH - Không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lưu niệm mang bản sắc văn hóa Huế phục vụ du khách, các nghệ nhân Huế còn góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Nghệ nhân hoa giấy Thân Văn huy thao diễn nghề phục vụ khách du lịch

Trăn trở

Sau 50 năm gắn bó nghề kim hoàn, mong mỏi lớn nhất của nghệ nhân Trần Duy Mong là tiếp tục phát huy và gìn giữ nghề truyền thống mà các thế hệ trước tạo dựng, đồng thời tạo ra những sản phẩm kim hoàn tinh xảo, mang giá trị nghệ thuật và tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm kim hoàn Tịnh Tâm Kim Cổ ra đời từ sự nỗ lực và tâm huyết lưu giữ nghề, để người dân và du khách tận mắt nhìn thấy các nghệ nhân trình diễn, thấy được những công đoạn tạo nên sản phẩm kim hoàn kỳ công và tỉ mỉ.

64 tuổi đời, 50 tuổi nghề, đến nay nghệ nhân Trần Duy Mong đã đào tạo cho trên 100 thợ kim hoàn lành nghề và thành lập chuỗi cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý mang thương hiệu Thuận Thành Duy Mong trên địa bàn TP. Huế. “Nghề kim hoàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nhiều thương hiệu vàng, bạc kinh doanh ở Huế sử dụng công nghệ mới, hiện đại hóa sản xuất và sử dụng máy móc thay thế thủ công dẫn đến nhiều sản phẩm mất đi giá trị truyền thống. Sắp tới, ngoài việc tiếp tục truyền nghề cho lớp trẻ, tôi sẽ nghiên cứu để chế tác thêm nhiều sản phẩm kim hoàn mỹ nghệ mẫu mã mới, độc đáo phục vụ thị trường, nhằm tôn vinh giá trị và bảo tồn nghề truyền thống.”

Ở Huế, nhắc đến nghề điêu khắc gỗ không ai không biết đến nghệ nhân trẻ Phùng Hữu Thái, hiện là chủ cơ sở điêu khắc mộc mỹ nghệ Thái Vinh ở đường Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế. Mười hai tuổi, anh theo học nghề mộc, chạm khắc. năm 18 tuổi anh vào TP. Hồ Chí Minh học nghề và bươn chải kiếm sống, sau đó trở về quê hương lập nghiệp khi đã hoàn thiện kỹ năng với những đường nét điêu khắc điêu luyện. Năm 2006, anh vinh dự được UBND tỉnh phong tặng danh hiệu nghệ nhân vì có những cống hiến cho nghề điêu khắc gỗ.

Nói về những trăn trở với nghề, nghệ nhân Phùng Hữu Thái chia sẻ: “Huế là cái nôi của nhiều nghề, làng nghề truyền thống với hàng trăm thợ lành nghề. Song, thế hệ trẻ ngày nay ít có người đam mê và đeo đuổi nên một số nghề truyền thống như điêu khắc, chạm trỗ, đúc đồng, thêu chưa phát triển tương xứng”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế cho các nghệ nhân  

Thêm động lực

Tháng 8/2016, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân cho 6 nghệ nhân; tháng 9/2016, UBND tỉnh tiếp tục phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho 4 nghệ nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong việc duy trì, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, nâng tổng số nghệ nhân toàn tỉnh lên 32 người. Đây thực sự là tín hiệu vui, động lực để những người thợ thủ công nỗ lực và cống hiến cho nghề.

Giai đoạn 2016-2020, với tổng mức đầu tư cho chương trình khuyến công gần 145 tỷ đồng, các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh nói chung và nghệ nhân Huế nói riêng  có cơ hội để phát triển nghề, đào tạo nguồn lao động và đầu tư thiết bị tiên tiến sản xuất sản phẩm mới.

Nghệ nhân Thân Văn Huy cho biết: “Làng nghề hoa giấy Thanh tiên tồn tại hàng chục năm nay, song lâu nay vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ của các cấp. Các tuyến đường vào làng nghề còn nhỏ nên gây khó khăn cho các phương tiện đưa khách du lịch đến tham quan chưa có bến để các thuyền du lịch cập bến, các bảng chỉ dẫn và biển hiệu giới thiệu làng nghề quá nhỏ. người dân làng nghề mong muốn nhận được sự hỗ trợ vốn của Nhà nước để đầu tư các công trình, hạng mục đáp ứng nhu cầu tham quan và mua sắm sản phẩm làng nghề của du khách”.

Giám đốc Sở Công thương- Nguyễn Thanh khẳng định: “sắp tới sở sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho thế hệ trẻ để tiếp tục tôn vinh những người thợ thủ công trở thành nghệ nhân, đồng thời hỗ trợ cho các làng nghề, cơ sở sản xuất và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm đưa các sản phẩm làng nghề đến với nhiều thị trường trong và ngoài nước”.

Phát biểu tại lễ phong tặng nghệ nhân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, Huế là cái nôi của nhiều ngành nghề truyền thống với hàng trăm sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo được thiết kế từ những bàn tay tài hoa của thợ thủ công, song đến nay toàn tỉnh chỉ có 32 nghệ nhân là quá khiêm tốn. Sắp tới, tỉnh tiếp tục phát triển các ngành nghề truyền thống, tổ chức các hội thi nghề để tìm ra các thợ giỏi, tôn vinh những nghệ nhân đã cống hiến cho nghề nhằm bảo tồn và phát huy giá trị ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Huế.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Return to top