ClockThứ Ba, 03/10/2017 08:41

Nghệ thuật biến khoảng trắng thành những giá trị mới

TTH - Trên một chuyến tàu hỏa từ phía Nam ra Huế, xếp gọn hành lý, tôi ngả lưng thoải mái lên giường nằm được trải “ra” trắng tinh, định nhắm mắt thư giãn một lúc, bỗng thấy trước mặt mình một bức tranh kèm hai dòng chữ kiểu thư pháp dễ đọc: “Nước trăm khe đều chảy từ nguồn / Cây trên cành cùng chung một cội”

Bức tranh ấy được in ngay mặt dưới giường tầng trên - diện tích xưa nay là một khoảng trắng không có nội dung và vô cảm. “Sự lạ” khá thú vị này khiến tôi ngồi bật dậy xem bức tranh khác ở mặt dưới tầng trên đối diện:

“Tổ tiên công đức muôn đời thịnh / Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh”

Hay! Cảm nghĩ thoạt tiên là vậy vì cả hai câu đều nhắc con người ta sống có đạo đức, đừng quên nguồn cội. Tất nhiên là nếu đem “bình giảng” thì các bậc thức giả có thể sẽ chất vấn nguồn gốc hoặc chê ý tứ hay luật đối chưa thật chỉnh…

Nói là “sự lạ” vì hình như đây là lần đầu tiên ngành đường sắt Việt Nam đưa hình ảnh, thơ văn lên “khoảng trắng” của các toa tàu. Ở nhiều nơi, việc tận dụng “khoảng trắng” ở các công trình công cộng đã được thực hiện khá lâu, nổi tiếng hơn cả là “bức tranh liên hoàn” dài mấy km dọc bờ đê sông Hồng (Hà Nội), hay gần đây là cho in hình quảng cáo trên thân xe buýt…

Ngành đường sắt với hàng chục đoàn tàu có giường nằm, sở hữu khối lượng “khoảng trắng” còn để trống rất lớn. Hơn nữa, với tính chất lưu chuyển suốt năm tháng, số lượng hành khách có điều kiện trực diện với những “khoảng trắng” đó vô cùng phong phú, mỗi người lại có hàng giờ, thậm chí là suốt ngày rỗi để nghiền ngẫm, “học thuộc” những thông tin - cũng có thể nói đó là những giá trị mới hiện ra từ các “khoảng trống” phía dưới các giường nằm.

Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn đưa thông tin loại gì? Quảng cáo để thu tiền hay giới thiệu những giá trị văn hoá? Nếu chọn “văn hoá” thì có lẽ cần một nhóm “cố vấn” để đưa lên những gì có giá trị nhất - có thể là trích Truyện Kiều, hay những câu ca dao, danh ngôn thật hay và cần ghi rõ xuất xứ, trình bày có nghệ thuật. Một trung tâm văn hoá-du lịch như Huế, cũng có thể là một nội dung đưa lên quảng bá trên những “khoảng trống” này.

Và ngay ở Huế, liệu còn những “khoảng trống” nào có thể tạo nên giá trị mới? Tất nhiên là đem trưng bày ra công chúng, nhất là ở một trung tâm văn hoá, thì không thể tùy tiện, vụn vặt, kiểu quảng cáo “khoan bê tông”,  “sửa ti vi tận nhà…” dán ở nhiều nơi, mà phải chọn lọc nội dung thích hợp và trình bày có nghệ thuật…

Bài, ảnh: TRUNG SƠN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

Nhẹ nhàng và tỉ mỉ, Trần Thị Thanh Tuyền, cô gái đam mê Calligraphy (thư pháp phương Tây) dành tâm trí hoàn toàn vào từng nét chữ. Dưới cử động thuần thục của những ngón tay, từng chữ cái với những nét mực uốn lượn thanh tao lần lượt xuất hiện trên trang giấy.

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy
Du xuân ở bảo tàng

Ngoài các điểm du xuân vui nhộn, trang trí đẹp mắt, những năm gần đây một trong những điểm đến vào dịp Tết Nguyên đán được nhiều người tìm tới đó chính là bảo tàng. Bảo tàng vì thế cũng mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng.

Du xuân ở bảo tàng
Đặc sắc chương trình chào Xuân mới Giáp Thìn ở Hương Thủy, Quảng Điền và Phú Vang

Từ 20h30 - 24h tối 9/2 (30 tháng Chạp), đông đảo người dân Hương Thủy và du khách thập phương đã tập trung về điểm du lịch cộng đồng cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh) để thưởng lãm chương trình nghệ thuật chào năm mới - Xuân Giáp Thìn 2024 kết hợp bắn pháo hoa tầm thấp đón Giao thừa do TX. Hương Thủy tổ chức.

Đặc sắc chương trình chào Xuân mới Giáp Thìn ở Hương Thủy, Quảng Điền và Phú Vang
Chuyện từ Sốnglab

“Tôi không cố gắng làm những điều khác biệt, chỉ làm điều bản thân nghĩ là đúng và nên làm, như khi khởi nghiệp với mô hình co-working space (mô hình chia sẻ không gian chung với nhiều doanh nghiệp khác nhau) tích hợp yếu tố văn hóa, nghệ thuật từ 8 năm trước. Và nay, là không gian nghệ thuật kỹ thuật số Sốnglab tại Huế” - nhà sáng lập Dương Đỗ chia sẻ.

Chuyện từ Sốnglab
Return to top