ClockThứ Hai, 09/05/2022 05:52

Nghệ thuật chế tác búp bê Nhật Bản

TTH - Với người Nhật, búp bê là sứ giả văn hóa mang đến cho người xem nhiều cảm xúc. Vì thế, nghệ thuật chế tác búp bê là nghề thủ công được vun đắp qua lịch sử lâu đời, thể hiện sự tài tình, khéo léo của nghệ nhân.

Búp bê Nhật Bản kể chuyện văn hoá trên đất HuếNgắm búp bê truyền thống Nhật Bản

Trưng bày búp bê Nhật Bản luôn thu hút nhiều người đến thưởng lãm

Độc đáo và tinh mỹ

Với triển lãm “Ningyo - Nghệ thuật và vẻ đẹp của búp bê Nhật Bản” (do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức) trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, đây là lần thứ hai công chúng ở Huế được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo và tinh mỹ của búp bê Nhật Bản. Ningyo có nghĩa là “hình dáng con người” trong tiếng Nhật, được giới thiệu qua 67 con búp bê thuộc bộ sưu tập của Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam.

Với 4 phần: “Búp bê dùng để cầu nguyện cho trẻ em khôn lớn”, “Búp bê với vai trò tác phẩm nghệ thuật”, “Búp bê với vai trò nghệ thuật dân gian” và “Truyền bá văn hóa búp bê”, người xem được khám phá và thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật đáng kinh ngạc của những mẫu búp bê được truyền thừa từ nhiều thế hệ ở Nhật Bản. Qua đó, cảm nhận toàn diện về văn hóa búp bê Nhật Bản, từ Katashiro và Amagatsu được xem là nguyên mẫu của búp bê ở Nhật Bản đến những con búp bê bản địa phản ánh về khí hậu và những giai thoại, cả những búp bê thay quần áo được yêu chuộng ở Nhật Bản ngày nay như đồ chơi búp bê và những búp bê nhân vật làm theo tỷ lệ được đánh giá cao trên toàn thế giới.

Dẫn các con đến xem triển lãm búp bê, chị Nguyễn Thị Hồng Hoa chia sẻ: “Búp bê Nhật Bản quá đẹp và tinh xảo! Bên cạnh giá trị văn hóa, bản thân các con búp bê này cũng là những tác phẩm nghệ thuật rất có giá trị. Qua đó, tôi có thể hiểu thêm nét văn hóa tinh thần trong đời sống của người dân Nhật Bản”.

Búp bê trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản từ thời cổ đại, phản ánh tập tục, văn hóa, nguyện vọng của người dân nơi đây cũng như quan niệm tín ngưỡng riêng biệt. Theo bà Ai Sugisaki, Trợ lý Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, một khía cạnh chính của văn hóa Nhật Bản là tình yêu sâu đậm đối với búp bê. Văn hóa búp bê lan rộng ở Nhật Bản đặc biệt là vào thế kỷ XVII và có thể được tìm thấy trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, cả cuộc sống trong triều đình Nhật Bản và của người dân thường.

Nghệ thuật chế tác độc đáo

Với người Nhật, búp bê không chỉ đơn thuần là vật trang trí mà là một người bạn tâm tình, đại diện cho cảm xúc của chủ nhân. Vì vậy, đa phần búp bê truyền thống Nhật Bản mang rất nhiều sắc thái và cử chỉ. Nghệ nhân làm búp bê phải có khả năng thổi hồn vào con búp bê vô tri, cũng như hàm chứa cả một thế giới văn hóa truyền thống vào trong nó. Sự đa dạng của búp bê và sự khéo léo, tinh tế trong việc chế tác được vun đắp bởi tình yêu sâu sắc đối với búp bê, có thể nói là nét đặc trưng của văn hóa búp bê Nhật Bản.

Quá trình tạo ra búp bê truyền thống khá công phu, vì tất cả đều là sản phẩm thủ công. Việc chế tác búp bê tại Nhật Bản là một nghệ thuật với việc chuyên môn hóa đến từng công đoạn chi tiết. Một búp bê do nhiều nghệ nhân cùng làm. Để hoàn thiện một con búp bê thông thường cần có 20-30 người thợ tài hoa, chuyên trách từng công đoạn khác nhau, như đầu búp bê, tóc, vẽ nét trên khuôn mặt, thân hình, tay, kimono, mắt thủy tinh... Thời gian hoàn thành một con búp bê mất từ vài tháng cho tới vài năm.

Bà Ai Sugisaki cho hay, tùy thuộc vào loại búp bê sẽ có chất liệu khác nhau, như giấy, gỗ, đất sét và gốm. Từng loại búp bê cũng có quy trình sản xuất khác nhau. Về cơ bản, nghệ nhân sử dụng các công cụ đặc biệt để tỉ mẩn làm nên búp bê với các kỹ thuật và kỹ năng khác nhau, như: dệt, nhuộm, chế biến gỗ, sơn mài và gia công kim loại... Cách phối màu và thiết kế phản ánh xu hướng thời đại nhưng gu thẩm mỹ truyền thống của Nhật Bản vẫn luôn tồn tại. Để có được những kỹ năng này, người thợ cần được đào tạo, học nghề nhiều năm.

Bà nhấn mạnh: “Búp bê là thành tựu tiên tiến ngay cả từ quan điểm của nghệ thuật và nghề thủ công hiện đại. Văn hóa búp bê Nhật Bản được nuôi dưỡng thông qua các lễ hội hàng năm để cầu chúc sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em, như “Hina-matsuri” và “Tango-no-sekku”. Trong những dịp đó, kỹ thuật sản xuất búp bê đặc biệt được phát triển và ngày càng tinh vi hơn. Nhiều mẫu búp bê thực sự bước vào lĩnh vực nghệ thuật cao là điều cực kỳ hiếm khi so sánh với văn hóa búp bê được thấy ở những nơi khác trên thế giới”.

Phần lớn các búp bê trong triển lãm mang phong cách Kimekomi, có nguồn gốc từ Cố đô Kyoto vào thế kỷ XVII, được làm bằng những mảnh gỗ liễu và quấn lên những miếng lụa hoặc gấm một cách tinh xảo, kỳ công, thể hiện giá trị nghệ thuật, niềm tin, sức mạnh tinh thần và lòng tự hào dân tộc của người dân đất nước mặt trời mọc.

Những con búp bê dân gian chủ yếu được làm từ những vật liệu giá rẻ, như đất sét, giấy và gỗ. Người Nhật thường làm những loại búp bê bằng gốm không tráng men từ đất sét thông thường nhất vì khuôn đã có sẵn. Một số búp bê đất sét như búp bê Imado trông rất hấp dẫn vì hình thức đơn giản, trong khi những loại búp bê khác, chẳng hạn như búp bê Hakata được trau chuốt nghệ thuật hơn với kỹ thuật điêu khắc.

Búp bê Miharu và Takasaki Daruma được làm bằng cách xếp lớp giấy và sau đó vẽ sơn lên. Búp bê Miharu được tạo nên bằng loại giấy washi của Nhật Bản và diễn tả các diễn viên Kabuki truyền thống, các anh hùng huyền thoại với sự tinh tế về cả hình thức, cốt cách. Màu sắc tinh tế cũng đặc biệt hấp dẫn, khiến loại búp bê này trở thành một trong những mẫu đặc sắc nhất về búp bê giấy...

Người Nhật luôn tôn trọng, yêu quý và coi búp bê là vật thể sống chứ không chỉ là đồ trang trí, đồ chơi. Một số búp bê được lưu giữ trong gia đình qua nhiều thế hệ. Vì vậy, Nhật Bản coi búp bê là sản phẩm truyền thống của đất nước, dành tặng cho nhau trong những dịp đặc biệt với ước vọng về sự phồn vinh, hòa thuận.

Bài, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top