ClockThứ Năm, 16/05/2019 15:57

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTH.VN - Nghệ thuật sử dụng các phương tiện ngôn ngữ châm biếm là một trong nhưng bài học quý báu trong phong cách ngôn ngữ của Bác.

Đương thời, ngòi bút châm biếm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, nhằm thẳng vào kẻ thù chính của cách mạng với mục đích vạch trần, tố cáo, lên án xâm lược, tham lam, tàn ác của chúng. Đồng thời, ở mức độ nhẹ nhàng hơn, Bác sử dụng bút pháp này để phê bình các biểu hiện tiêu cực trong một số cán bộ, đảng viên, quần chúng lao động do bệnh cá nhân, thành tích, nhằm giúp họ tự nhìn lại mình và có chí hướng khắc phục lỗi lầm để vươn lên.

Có thể nói, ngôn ngữ châm biếm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là vũ khí sắc bén góp phần đánh bại kẻ thù về mặt tư tưởng, vừa là liều thuốc hiệu nghiệm giúp cán bộ, Nhân dân ta chữa những căn bệnh tiêu cực của xã hội.

Ngôn ngữ châm biếm của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất hàm súc, mộc mạc, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ, rất ít khi Người dùng từ trừu tượng, không dùng điển tích xa lạ, khó hiểu, phô trương. Trong tất cả các bài viết có nội dung châm biếm, có thể thấy nổi bật hai phương diện sau: Thứ nhất, Bác Hồ sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như: đại từ, từ trái nghĩa, từ mang nghĩa tốt, từ mang nghĩa xấu, từ nước ngoài xen từ Việt,  thành ngữ, tục ngữ... Thứ hai, Bác còn sử dụng các cách thức diễn đạt như chơi chữ, xây dựng nghịch lý, lẩy Kiều...

Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung phân tích các phương tiện ngôn ngữ châm biếm theo phương diện thứ nhất.

Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, có khả năng miêu tả đầy đủ các mối quan hệ giữa con người với con người trong giao tiếp. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ tập trung vận dụng các đại từ nhân xưng ngôi thứ ba để làm phương tiện châm biếm.

Bên cạnh đó, Người còn sử dụng từ khẩu ngữ như trơ tráođốn mạt, mạt kiếp, rêu rao, nói khoác, nói phét, ba hoa, hống hách, múa mép, bợm, trùm, lâu la, chó săn... là những từ có nghĩa xấu, mang sắc thái mỉa mai, đả kích, châm biếm cao, có tính tạo hình đậm nét gây ấn tượng mạnh mẽ để châm biếm.

Đối với những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên hay quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có thái độ phê bình thẳng thắn. Với các đối tượng này, Bác thường sử dụng những từ khẩu ngữ gây ấn tượng mạnh, có sắc thái biểu đạt cao để chỉ trích những khuyết điểm của đối tượng và bộc lộ thái độ phê phán của mình. Những từ khẩu ngữ thường được Bác sử dụng như: trn, chén, ăn bớt, xoay, đùn, ta đây, lên mặt, vác mặt,... Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Bác đã phê bình cái vô duyên của anh chàng mắc bệnh nói dài, ba hoa: “Nhiều người trước khi nói không sắp sửa kỹ càng. Lúc nói ra hoặc lặp lại những cái trước đã nói hoặc lặp đi lặp lại một cái mình đã nói, lúng túng như gà mắc tóc. Thôi thì trẽn. Nói nữa thì chán tai”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dùng một số từ chỉ động vật làm phương tiện châm biếm như đực, cái, đàn, bầy, lũ, chó săn, chó sói... Những từ này khi dùng để chỉ người thì mang sắc thái khinh miệt, coi thường, đáng xa lánh...

Có thể nói rằng, một trong những thành công của bút pháp châm biếm của Bác là sự sáng tạo vừa sử dụng đại từ (ngôi thứ ba), vừa sử dụng khẩu ngữ có sắc thái biểu đạt mạnh, vừa sử dụng ngôn ngữ dân gian, vừa kết hợp sử dụng tiếng nước ngoài xen lẫn tiếng Việt... Do đó, đối với cán bộ, đảng viên hay quần chúng Nhân dân, cách châm biếm của Bác bao giờ cũng nhẹ nhàng, ân cần và sâu sắc như thái độ của người Cha, người Bác, người Anh. Đối với kẻ thù, ngòi bút châm biếm  của Người nhằm đả kích, chế giễu, vạch trần bản chất xấu xa, tàn bạo của chúng. Mục đích chung của việc châm biếm trong ngôn ngữ của Người là nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

Hoàng Tất Thắng

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

Nhẹ nhàng và tỉ mỉ, Trần Thị Thanh Tuyền, cô gái đam mê Calligraphy (thư pháp phương Tây) dành tâm trí hoàn toàn vào từng nét chữ. Dưới cử động thuần thục của những ngón tay, từng chữ cái với những nét mực uốn lượn thanh tao lần lượt xuất hiện trên trang giấy.

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy
Du xuân ở bảo tàng

Ngoài các điểm du xuân vui nhộn, trang trí đẹp mắt, những năm gần đây một trong những điểm đến vào dịp Tết Nguyên đán được nhiều người tìm tới đó chính là bảo tàng. Bảo tàng vì thế cũng mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng.

Du xuân ở bảo tàng

TIN MỚI

Return to top