ClockThứ Sáu, 24/07/2020 07:00

Nghị lực của một thương binh

TTH - Là thương binh nặng, anh Lê Thiện Quốc (Điền Lộc, Phong Điền) được biết đến là người chăm chỉ làm ăn, nuôi các con ăn học thành tài…

Không sai, không sót, đảm bảo chính sách cho người lao động

2 vợ chồng anh Quốc làm bánh mỳ vào sáng sớm, khi mọi người chưa thức dậy

Kỷ niệm một thời

Tiếp chúng tôi trong căn nhà 2 tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi, anh Quốc bồi hồi nhớ lại, tháng 7/1984, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh tham gia nhập ngũ và chiến đấu tại chiến trường phía Bắc, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (nay là tỉnh Hà Giang) chống quân bành trướng Trung Quốc. Anh nhớ như in lúc đó là vào khoảng 24 giờ đêm, ngày 12/9/1986, anh và đồng đội đang gác ở công sự thì bất ngờ một quả đạn cối 82 ly của địch tập kích ngay công sự. Anh chỉ cảm nhận một sức nóng lan tỏa và không biết gì nữa.

Qua lời kể của đồng đội, anh bị mảnh đạn pháo cối đã găm vào hộp sọ, mất rất nhiều máu và được chuyển về tuyến sau cấp cứu ngay trong đêm hôm đó. Sau khi tỉnh lại, anh đã thấy mình nằm ở trạm xá tuyến sau. Anh được y tá cho biết, mảnh pháo găm trong hộp sọ đã được phẫu thuật lấy ra. Tuy nhiên, anh sẽ phải điều trị rất lâu mới có thể khỏi. Sau gần 2 năm điều trị từ Bệnh viện Quân y 6, Bệnh viện Quân y 9 và cuối cùng là Bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội), anh được xuất ngũ trở về địa phương vào năm 1988.

Anh Quốc cho biết, những năm tháng tham gia chiến đấu ở chiến trường phía Bắc là một thời trai trẻ đáng nhớ nhất trong cuộc đời anh. Dù là người trẻ, nhưng anh vẫn biết mình mang một trọng trách rất nặng nề là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất đai mà cha, ông đã tạo lập nên, không để kẻ thù cướp lấy. Qua thời gian tham gia ở quân ngũ, anh đã học hỏi được rất nhiều điều, có được nhiều đồng đội, đồng chí trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Trở về với đời thường, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, anh Quốc mở quán bán hàng tạp hóa tại xóm Cường, thôn Nhì Đông, xã Điền Lộc, cuộc sống dần ổn định. Năm 1993, cảm nhận được sự chăm chỉ làm ăn của anh, chị Trần Thị Ái Phượng (người cùng quê) đã cùng anh xây dựng hạnh phúc gia đình.

Lò mỳ nuôi con thành tài

Năm 1994, niềm vui của anh chị nhân đôi khi sinh đứa con trai đầu lòng. Anh nghĩ bán hàng tạp hóa không thể nào nuôi nổi con cái. Từ số tiền tích góp lâu nay và sự hỗ trợ của người thân, anh mua mảnh đất tại thôn Giáp Nam (gần chợ Điền Lộc) và mở lò mỳ kinh doanh, buôn bán. Năm 2004, chợ chuyển về địa điểm mới, anh quyết định bán mảnh đất cũ, mua mảnh đất ngay tại chợ mới để dễ làm ăn. Cuộc sống cứ thế trôi đi, anh đã trả hết các khoản còn nợ, xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang.

Anh Quốc cho biết, đến nay, anh đã có 3 người con. Đứa con trai đầu đã học xong Trường đại học Kinh tế, chuyên ngành quản trị kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh và đã được nhận vào làm việc tại Ngân hàng Á Châu (ACB) tại TP. Hồ Chí Minh. Con trai thứ 2 vừa tốt nghiệp Trường đại học Ngoại ngữ (tiếng Nhật) năm 2020 và đang xin việc làm. Còn con gái út đang học lớp 11 tại Trường THPT Tam Giang (Phong Điền).

“Hiện nay, việc kinh doanh nghề bánh mỳ của tôi đã không còn được như xưa, nhưng tôi vẫn luôn tự hào lò bánh mỳ đã nuôi các con tôi ăn học thành tài. Trước đây, cuộc sống của tôi khó khăn vì sinh ra trong thời chiến tranh. Nay, nhìn các con đã có chữ, có nghề, tôi yên tâm hơn”. Anh Quốc bộc bạch.

Chị Phượng (vợ anh Quốc) tham gia vào câu chuyện. Chị kể, nuôi các con ăn học rất vất vả. Anh chị đã phải dậy từ sáng sớm để làm bánh mỳ kịp bán vào buổi sáng. Thỉnh thoảng, vết thương của anh lại tái phát khi trái gió trở trời, chị phải cáng đáng thay anh. May mà con cái đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành. Hơn nữa, các con anh được hưởng chính sách con thương binh nên cũng đỡ học phí một phần nào. Nay, các con đã trưởng thành, anh chị rất mừng.

Ông Trần Đình Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Lộc khẳng định: Anh Lê Thiện Quốc là thương binh duy nhất mất sức khỏe trên 81% của xã Điền Lộc. Chính quyền luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho anh làm ăn, kinh doanh buôn bán. Hiện nay, anh Quốc là tấm gương điển hình của xã trong làm ăn kinh tế, nuôi con ăn học. Anh Quốc được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2019 và chính quyền các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen khác.

Bài, ảnh: Hải Huế - Thu Huyền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị lực của chị Hàng

Từ một người rụt rè, tự ti, chị Đỗ Thị Hàng (Phú Lộc) đã tìm cho thấy cho mình bến đỗ bình yên. Trên hành trình gian nan ấy, chị đã cùng đồng hành, sẻ chia và tiếp thêm tự tin cho những người chung cảnh ngộ mất đi thị lực.

Nghị lực của chị Hàng
Bằng hành động cụ thể

Đất nước thanh bình, có được như ngày hôm nay, sẽ mãi không quên được những công lao to lớn của những liệt sĩ đã nằm xuống, những thương binh đã để lại phần thân thể ở chiến trường và những người mẹ có những người con đi mãi không về…

Bằng hành động cụ thể
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày 26/7, nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng cùng lãnh đạo huyện Nam Đông đã đến thăm và tặng quà thương, bệnh binh trên địa huyện.

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Return to top