ClockThứ Năm, 03/07/2014 13:01

“Nghĩ những cái chưa ai nghĩ, làm những điều chưa ai làm”

TTH - Việc nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư thành công trên bệnh nhân đầu tiên đã mở ra triển vọng áp dụng thành công cho nhiều bệnh nhân ung thư vú và ung thư buồng trứng; đồng thời tạo tiếng vang cho Bệnh viện Trung ương Huế. PGS.TS. Nguyễn Duy Thăng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu nói trên cho biết:

Đây là phương pháp đầu tiên Việt Nam áp dụng. Trước đây, đối với những trường hợp thông thường khi điều trị hoá chất và điều trị hoá trị liều cao, bệnh nhân rơi vào tình trạng tử vong vì không chịu nổi và suy đa phủ tạng, thậm chí có giai đoạn suy tuỷ. Hiện nay chúng tôi có trung tâm sản xuất từ tế bào gốc tự thân của bệnh nhân để có thể hỗ trợ khi điều trị liều tăng gấp 3 lần, 4 lần so với liệu trình trước thì có thể tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư; khi tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư, tuỷ của bệnh nhân bị sụt, do vậy chúng tôi ghép tuỷ trở lại và thực hiện ở trong một phòng vô trùng tuyệt đối - đó là phương pháp mới. Phương pháp này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, các chuyên gia đầu ngành xác nhận, cho phép.

Đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế chúc mừng bệnh nhân Nguyễn Thị S. (người cầm hoa) trong ngày ra viện

Thời gian đến, chúng tôi sẽ tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân ung thư vú và ung thư buồng trứng trong trường hợp những phương pháp điều trị thông thường bế tắc để kéo dài thời gian cho bệnh nhân sống tốt, sống khoẻ và có thể lao động gần như người bình thường. Đây là mong muốn của cán bộ viên chức của Bệnh viện Trung ương Huế.

* Là người tiên phong hẳn ông gặp rất nhiều khó khăn?

Khi tôi bảo vệ đề tài khoa học này trước Hội đồng cấp Nhà nước, các chuyên gia đầu ngành về ung thư và các chuyên gia đầu ngành về các ngành khác liên quan đến vấn đề ung thư vú và ung thư buồng trứng có những quan điểm khác nhau nhưng tôi tuyên bố chịu trách nhiệm trước bệnh nhân, trước pháp luật và trước khoa học - đó là khó khăn đầu tiên. Vì phương pháp này chưa bao giờ có ở Việt Nam nên để bệnh nhân hiểu được là vấn đề khó nhất. Nhiều bệnh nhân đang điều trị lại bỏ giữa chừng nên chúng tôi phải thuyết phục cả gia đình, cả người bệnh và hỗ trợ mọi phương tiện thuận lợi nhất để họ cùng hợp tác với chúng tôi.

Khó khăn nữa là phải huy động tập thể lớn hoạt động nhịp nhàng phục vụ bệnh nhân. Thành công hôm nay là công sức của cả một đội ngũ chứ không của riêng ai. Đây là thành công để chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế.

* Việt Nam có rất nhiều bệnh viện lớn có uy tín ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội,... nhưng vì sao Bệnh viện Trung ương Huế được chọn thực hiện đề tài này?

Khi mới vào viện, bệnh tôi rất nặng. Được bác sĩ, các cô điều dưỡng chăm sóc, điều trị, giờ tôi đã khoẻ mạnh trở lại. Tôi rất mừng và cảm ơn các bác, các cô.
 
Bệnh nhân Nguyễn Thị S.

Đây là câu hỏi thú vị. Hội đồng cấp nhà nước, các chuyên gia đầu ngành có những điều băn khoăn nhưng tôi khẳng định rằng chỉ có Bệnh viện Trung ương Huế là nơi thực hiện được vì bệnh viện của chúng tôi là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh và đa khoa mạnh. Để có thể sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn thì không chỉ 1, 2 khoa thực hiện được vì nó liên quan đến nhiều khoa. Ví như ghép tim được vì trong những vấn đề xử lý về tim mạch chúng tôi xử lý được, trong vấn đề hồi sức bệnh nhân (ở giai đoạn giữa cái sống cái chết với bệnh nhân là rất gần nhau) chúng tôi có địa điểm thực hiện vô trùng tuyệt đối (khoa kiểm soát nhiễm khuẩn). Nhiều người cho rằng đây là vấn đề giản đơn nhưng kỳ thực rất quan trọng vì khi bệnh nhân gần như không có một sức bảo vệ nào, chỉ cần một nhiễm trùng có thể đưa đến tử vong.

* Trải qua rất nhiều khó khăn, cảm xúc của ông khi trường hợp bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng phương pháp này đã khoẻ mạnh và có thể xuất viện?

Khi “ra quân” giống như một “trận đánh”, bao giờ cũng rất lo lắng. Nếu thất bại thì không những đối với bệnh nhân mà còn là thất bại trong khoa học. Niềm vui của bệnh nhân một thì niềm vui của mình còn nhiều hơn vì sẽ có thêm nhiều bệnh nhân được cứu. Mong muốn của bản thân tôi cũng giống như tập thể đồng nghiệp là thay đổi những cái từ trước đến giờ chưa người nào nghĩ hoặc là có nghĩ nhưng họ không có đủ điều kiện và khả năng để làm. Làm được gì cho bệnh nhân là niềm vui lớn nhất trong cuộc đời của những người thầy thuốc!

Ngọc Hà (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Return to top