ClockThứ Hai, 02/10/2017 10:32

Nghỉ Tết sớm, đỡ cập rập

TTH.VN - Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), việc nghỉ Tết nguyên đán của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, từ năm 2010 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần vào một số dịp nghỉ lễ, Tết khi có tình huống nghỉ ngắt quãng.

Qua rà soát lịch năm 2018, Bộ LĐ-TB-XH nhận thấy các dịp nghỉ lễ, Tết năm 2018 đều liền với ngày nghỉ hằng tuần, không xuất hiện tình trạng 1-2 ngày làm việc xen kẽ giữa các ngày nghỉ. Vì vậy, bộ đề xuất không hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần vào các dịp nghỉ lễ, Tết năm 2018. Đối với Tết Âm lịch, Bộ Luật Lao động 2012 quy định nghỉ 5 ngày; Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10-5-2013 quy định người sử dụng lao động chọn 1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm hoặc 2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm. Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB-XH xây dựng 2 phương án.

Phương án 1, nghỉ 7 ngày liên tục từ 14 đến hết 20-2-2018 (tức 29 tháng chạp năm Đinh Dậu đến mùng 5 tháng giêng năm Mậu Tuất); trong đó có 2 ngày trước Tết, 3 ngày sau Tết, 2 ngày nghỉ bù do mùng 2 và 3 Tết trùng ngày nghỉ hằng tuần. Phương án 2, nghỉ 7 ngày liên tục từ 15 đến hết 21-2-2018 (tức 30 tháng chạp năm Đinh Dậu đến mùng 6 tháng giêng năm Mậu Tuất); trong đó có 1 ngày trước Tết, 4 ngày sau Tết, 2 ngày nghỉ bù do mùng 2 và 3 Tết trùng ngày nghỉ hằng tuần.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, trao quà Tết nguyên đán Đinh Dậu 2017 cho công nhân KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội)

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất lựa chọn phương án 1 vì cho rằng phù hợp do số ngày nghỉ trước Tết không quá ngắn, nghỉ sau Tết 5 ngày là phù hợp, ngày đi làm ngắt quãng là 2 ngày liên tục nên tác động tiêu cực không nhiều.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Ban Kinh tế chính sách và Thi đua khen thưởng - Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng nghỉ 2 ngày trước Tết và 5 ngày sau Tết là hợp lý. Ông ủng hộ phương án 1. Theo ông Quang, việc được nghỉ trước Tết 2 ngày sẽ giúp NLĐ xa quê tránh phải mua vé tàu, xe với giá đắt đỏ do cận ngày nghỉ, có thời gian về quê sớm để sắm Tết cũng như trở lại làm việc sau Tết bớt cập rập.

Theo chị Nguyễn Thị Long - chủ doanh nghiệp tư nhân tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội - dịp Tết nguyên đán, nhiều khi NLĐ xin nghỉ trước 5 ngày vì nhà xa, sau Tết đến hết rằm tháng Giêng mới đủng đỉnh quay lại làm việc trong khi đơn hàng nhiều, cần làm cho kịp tiến độ giao. Do đó, Bộ Luật Lao động quy định cho NLĐ nghỉ 5 ngày trong dịp Tết nguyên đán là phù hợp. Năm nào trùng vào ngày nghỉ hoặc hoán đổi ngày nghỉ thì NLĐ được nghỉ dài hơn. Tuy nhiên, nghỉ dài quá cũng không tốt.

Nếu phương án đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH được chọn, số ngày nghỉ Tết Mậu Tuất 2018 sẽ bằng số ngày nghỉ Tết Đinh Dậu 2017 và ít hơn 2 ngày so với Tết nguyên đán 2015, 2016 là 9 ngày.

Theo NLĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất 2 phương án khi rút Bảo hiểm xã hội một lần

Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa trình Chính phủ có bổ sung phương án chỉ cho rút tối đa không quá 50% tổng thời gian đóng bảo hiểm khi rút bảo hiểm một lần. Mục đích nhằm hạn chế rút BHXH một lần đang có chiều hướng tăng.

Đề xuất 2 phương án khi rút Bảo hiểm xã hội một lần
Dành hơn 397,7 tỷ đồng tặng quà cho người có công

Thủ tướng Chính phủ đồng ý ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch nước xem xét tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2016).

Dành hơn 397,7 tỷ đồng tặng quà cho người có công
Return to top