ClockThứ Năm, 29/12/2016 14:17

Nghi vấn tôm Ấn Độ đội lốt Việt Nam xuất khẩu vào EU

Điều này làm gia tăng lo ngại EU sẽ ban hành các biện pháp bất lợi, chẳng hạn như tăng cường kiểm soát thông quan, bỏ ưu đãi thuế GSP) đối với tôm nhập khẩu đến từ Việt Nam

EU nghi vấn có gian lận chứng nhận xuất xứ tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Liên minh châu Âu kiêm nhiệm Luxemburg, Cơ quan chống gian lận thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) cho biết họ có cơ sở nghi ngờ tôm có nguồn gốc Ấn Độ đã xuất với số lượng lớn sang Việt Nam để sơ chế rồi tiếp tục xuất khẩu sang Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ, Denmark, Ý và Pháp từ năm 2011 đến nay.

Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế GSP đối với tôm đông lạnh dạng thô khi xuất vào EU là 4,2% (cho các loại có mã HS là 030616 hoặc 030617), trong khi tôm cùng nhóm mã HS trên có xuất xứ Ấn Độ xuất vào châu Âu phải chịu thuế suất 12%. Tương tự đối với tôm đã sơ chế ở Việt Nam và xuất vào châu Âu chịu thuế suất 7% (cho các loại có mã HS là 160521 và 160529), trong khi tôm cùng loại có xuất xứ Ấn Độ xuất vào châu Âu phải chịu thuế suất 20%.

Theo phân tích dữ liệu thống kê thương mại quốc tế thì có sự tăng đột biến tôm sơ chế xuất vào EU từ Việt Nam, đồng thời cùng thời điểm đó có sự tăng số lượng tôm thô xuất từ Ấn Độ vào Việt Nam. Đặc biệt năm 2013, Việt Nam nhập khẩu tăng đột biến từ 0 kg lên tới 27.800 tấn với giá trị hơn 283 triệu EUR hàng thuộc mã số 030617 từ Ấn Độ và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2014, tỷ lệ nhập khẩu tăng tương tự vào năm 2015.

OLAF sẽ cử cán bộ điều tra sang Việt Nam để điều tra cụ thể về các công ty, và làm việc với các bên liên quan như NAFIQAD, VCCI và Hải quan Việt Nam để làm rõ các nghi vấn gian lận xuất xứ vào thời điểm đầu năm 2017.

Đối với thủy sản nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến hàng xuất khẩu sang EU, OLAP cho rằng có 2 nguy cơ. Thứ nhất, nguyên liệu có xuất xứ từ những vùng nuôi chưa đạt tiêu chuẩn kiểm soát dịch bệnh.

Thứ hai, doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu chọn Việt Nam làm nước trung chuyển và sơ chế để tránh mức thuế cao hơn khi xuất khẩu sang EU. Việc cấp C/O Việt Nam cho các sản phẩm thủy sản chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu không đúng qui tắc xuất xứ.

Tình trạng này nếu tiếp tục gia tăng sẽ có thể khiến EU ban hành các biện pháp bất lợi, chẳng hạn như tăng cường kiểm soát thông quan, bỏ ưu đãi thuế GSP) đối với tôm nhập khẩu đến từ Việt Nam.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 11 đạt trên 310 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm nước lợ

Lợi thế về vị trí địa lý, có bờ biển kéo dài, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi tôm phát triển. Những năm qua, nghề nuôi tôm nước lợ liên tục tăng về diện tích, sản lượng, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Nhiều dự án nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn, hữu cơ, VietGAP… được thực hiện đã góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm nước lợ
Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023

Giữa những khó khăn được dự báo trước như biến động tiêu dùng thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng chi phối các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng như các hộ nuôi tôm trong nước, nhưng các doanh nghiệp ngành tôm vẫn có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2023.

Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023

TIN MỚI

Return to top