ClockThứ Năm, 28/04/2022 14:00

Nghĩ về chuyện mệ bán con quay

TTH - Mấy hôm nay, bà con vùng Thành nội bảo nhau, kể từ nay vào dịp cuối tuần, mình có chỗ để lui tới vui chơi rồi.

Trò chơi dân gian giữa lòng thành phốThích thú với trò chơi dân gian

Không phải đợi đến khi Phố đêm Hoàng thành khai trương mà trước đó, sau mấy ngày mưa lạnh, quảng trường Ngọ Môn đã “chật ních” trẻ nhỏ tung tăng thả diều hay những ngày “xả cửa” các chị tươm tất trong tà áo dài, dắt díu nhau vào Đại Nội để “check in”.

Và cũng mấy hôm nay, dù các tuyến đường ngang “ồn ả” với tiếng xe, máy nhưng bà con vùng Thành nội thấy vui vì  biết chắc chắn rằng, chất lượng cuộc sống của mình đang ngày mỗi một được cải thiện từ hệ thống cống thoát nước ngầm đang triển khai thi công; chưa kể, niềm vui khi không gian vùng Thượng Thành, Eo Bầu ngày mỗi thoáng đãng hơn sau cuộc di dân lịch sử.

“Mệ bán con quay” trên Phố đêm Hoàng thành Huế. Ảnh: Fb Hi Huế

Những cảnh tượng ấy diễn ra hàng ngày nên ai cũng dễ dàng nhận biết, nhưng có những chuyện, tưởng “nhỏ nhặt” nhưng suy ngẫm kỹ mới thấy ấm lòng, như câu chuyện mà ông Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy Huế vừa đăng tải trên trang cá nhân của mình, sau khi dự khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế. Ông viết: "Mệ bán con quay ở đầu cầu Trường Tiền đã được bố trí một chỗ ngồi ngay trước nhà của ban quản lý với chiếc ghế salon, chiếc bàn gọn gàng. Mệ cũng được may tặng 2 bộ áo dài để mặc khi bán hàng trong phố. Tối qua, mệ bán không ngơi tay”.

Không chỉ mệ bán con quay mà trên facebook cá nhân, tác giả còn nhắc đến “Người làm xăm hường còn lại duy nhất ở Huế” hay “chị hộ nghèo” bán bánh ép cũng đã được bố trí chỗ để bán. Cũng trong bài viết, ông cho biết thêm: “Những người nghèo cũng sẽ được ưu tiên bán hàng ở đây” và  “Sẽ có thêm nhiều không gian như vậy trong thành phố, cho người dân, doanh nghiệp, để những giá trị văn hóa, nhân văn chuyển thành nguồn lực kinh tế, giúp địa phương phát triển vững bền”.

Nhà tôi ở Thành nội, mỗi chiều tạnh ráo thường lướt xe máy qua lại cầu Trường Tiền nên đã từng thấy cảnh lũ trẻ xúm xít quanh "mệ bán con quay”, nay được biết câu chuyện mà mừng cho mệ. Nâng đỡ người nghèo, người thất thế là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lúc ngặt nghèo, được ai giúp đỡ càng thấy trân quý.

Riêng với Huế, trong một lần tham dự cuộc họp HĐND, tôi đã nghe vị Chủ tịch UBND thành phố bày tỏ chính kiến khi sắp xếp lại trật tự đô thị hãy hết sức chú ý đến các hộ nghèo, mình chưa giúp được gì thì cố gắng thu xếp, tạo điều kiện cho họ kiếm sống. Tôi cứ nghĩ đó chỉ là cách nói để "đẹp lòng ai đó", nhưng hôm nay nhìn thấy hình ảnh mệ bán con quay tươm tất trong bộ áo dài mới tin rằng đó là chủ trương nhất quán, nói đi đôi với làm. Và hành động dù nhỏ đó, nhưng rất thiết thực và nhân văn.

Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”

Ngày 3/2, Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Công An TP. Huế, BIDV Thừa Thiên Huế và Phú Xuân, Vietcombank Huế, MB Huế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An; Hải đội 2 Biên phòng tổ chức ngày hội “Bánh chưng xanh” cho người nghèo và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn lần thứ II, xuân Giáp Thìn năm 2024.

Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”
Return to top