ClockThứ Bảy, 07/04/2018 15:44

Nghĩ về môi trường sống

TTH - Liên quan đến chuyện môi trường, ví dụ nói trên cho thấy, cũng con người ấy nhưng đặt trong một môi trường khác thì sẽ là con người khác.

Con đường và dòng sông ấyGiữ “mái nhà chung” cho hệ sinh thái

Môi trường tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính cách của con người. Sống trong một môi trường nề nếp, yên lành, văn minh... chắc hẳn tính cách của con người (ở đây là nói chung, nói số đông) sẽ khác rất xa với một môi trường sống mà các trật tự lộn xộn, nhiều thang giá trị bị đảo lộn, tính trung thực bị thách thức...

Cha ông ta thì nói nôm na hơn: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Nó đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cũng có những ngoại lệ nhưng chắc là không nhiều lắm.

Vấn đề là ở chỗ, môi trường (theo nhiều nghĩa) nó luôn tác động đến tính cách và sự ứng xử của con người. Vì vậy chỉ có thể người tốt thì càng tốt thêm, người xấu thì càng xấu thêm. Nghĩa là sự tốt xấu ở hai môi trường khác nhau ngày càng xa nhau hơn. Đừng mong thay đổi từng cá nhân mà hãy thay đổi môi trường.

Xin kể một chuyện nhỏ để nói về điều này. Tôi có một con đang học lớp 10. Cháu cũng đã từng học tiếng Anh từ nhỏ ở các trung tâm Anh ngữ do các cơ sở giáo dục trong tỉnh mở ra. Đến thời điểm này, thấy cần thiết phải đầu tư trình độ ngoại ngữ cho con, vì nghĩ rằng, trong thời buổi hội nhập, nền tảng công nghệ số phát triển mạnh mẽ, ngoại ngữ nó như một “đường dẫn” để mở rộng sự hiểu biết, sự giao tiếp với bên ngoài... nên đã đầu tư cho con một số tiền không nhỏ để theo học một trung tâm Anh ngữ quốc tế. Đều đặn mỗi buổi học cháu có một thầy hoặc cô giáo người nước ngoài trực tiếp hướng dẫn. Cháu kể lại rằng phương pháp giáo dục ở đây cũng rất khác với các trung tâm giáo dục Anh ngữ trong tỉnh mà cháu đã từng theo học. Thầy cô giáo dạy mang tính gợi mở vấn đề, cùng giao tiếp trao đổi... Và kết quả sau hai khóa học, tôi nhận thấy trình độ Anh ngữ của cháu được nâng cao rất nhiều. Điều quan trọng là cháu đã thể hiện một sự tự tin, lanh lợi trong giao tiếp. Mỗi buổi học về có gì vui, thú vị cháu đều kể với một trạng thái phấn khích.

Chính chất lượng giáo dục như vậy nên họ lấy tiền cao cũng phải.

Liên quan đến chuyện môi trường, ví dụ nói trên cho thấy, cũng con người ấy nhưng đặt trong một môi trường khác thì sẽ là con người khác.

Khách quan mà nói, môi trường sống của chúng ta còn nhiều điều chưa tốt, từ môi trường kinh tế đến môi trường xã hội. Nhìn rộng ra các hoạt động trong xã hội, thấy còn quá nhiều thứ ngổn ngang. Giao thông đô thị lộn xộn. Người được cử đi giữ cho trật tự giao thông được cải thiện tốt hơn thì lại lợi dụng chức vụ để kiếm tiền. Vệ sinh an toàn thực phẩm thì không thể nào kiểm soát được... Môi trường giáo dục, cái nơi được cho là “tôn nghiêm” và “quốc sách” cũng đang bị làm cho vẩn đục. Nó không phải ở cấp bậc thấp mà đã nảy sinh sự không trung thực ngay trong giới được cho là tinh hoa. Vụ lình xình phong giáo sư, phó giáo sư vừa rồi cho thấy điều đó... Rồi tham ô tham nhũng, xây dựng trái phép với nhiều công trình độ sộ ở nhiều nơi nhưng chính quyền sở tại vẫn không kiểm soát được đến khi “vỡ lở” mới giật mình sửa sai.

Về môi trường kinh tế, gần đây nhiều chuyên gia cho rằng điều đáng mừng là Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu hơn đứng vào “top” của thế giới. Nhưng họ cũng chỉ ra rằng, những doanh nghiệp giàu có của chúng ta thường đi lên từ bất động sản chứ không phải từ sản xuất, chế tạo. Nghĩa là có khả năng lớn xảy ra về một sự câu kết với chính quyền để tìm kiếm những lợi thế từ tài nguyên đất đai. Như vậy sự giàu có này cũng không có nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển xã hội. Có thể là sự giàu có này làm cho môi trường thiên nhiên, môi trường hoạt động của doanh nghiệp, môi trường pháp luật, hành chính bị xấu đi.

Sống trong một môi trường có mầm mống thiếu trung thực phát sinh, nếu vì một lý do nào đó chúng ta không kịp thời chấn chỉnh thì rất có thể nó sẽ loang rộng. Nếu để lâu ngày nó sẽ ăn sâu, bám rễ trong đời sống xã hội. Cắt một cái rễ hư thì dễ những cắt cả một hệ thống rễ, “một rừng rễ hư” thì khó hơn nhiều. Khi một môi trường không tốt như vậy nó rất dễ bóp chết sự trung thực của con người.

Như ngay từ đầu bài đã đề cập, chúng ta đừng kỳ vọng nhiều vào sự thay đổi của từng cá nhân. Mà điều cần thiết là phải thay đổi và xây dựng môi trường tự nhiên và xã hội theo hướng tốt hơn lên. Khi ấy, môi trường sẽ làm cho từng cá nhân sống trong ấy phải thay đổi để thích ứng.

NGUYỄN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Return to top