ClockThứ Tư, 21/10/2020 09:31

Nghĩ về người nghèo thành thị

TTH - Theo dõi trên các phương tiện truyền thông cũng như trên mạng xã hội, tôi có cảm nhận rằng, có vẻ như người nghèo thành thị ít được nhắc đến!?

Tránh tạo gánh nặng cho người nghèoGom yêu thương, chia sẻ tết với người nghèo

Một đoàn doanh nhân Bình Định nhờ tôi một địa chỉ cụ thể để đi cứu trợ. Tôi cũng lúng túng. Vì Thừa Thiên Huế những ngày qua bão lũ liên miên, nơi nào cũng ngập, cũng hư hại. Trước bão lụt là dịch bệnh ảnh hưởng lên mọi người dân, mọi doanh nghiệp.

Để cho chắc ăn, tôi nhờ một bạn của Báo Thừa Thiên Huế, đang tập hợp và lên danh sách để cùng một doanh nghiệp lớn đi cứu trợ. Bạn bảo “Anh đi nơi nào cũng được nhưng theo em, nên đi những vùng ngập sâu trước. Nơi ấy đang rất cần những tấm lòng”.

Quả thật trong điều kiện thế này, nơi nào cũng cần được sự giúp đỡ. Tất cả mọi tấm lòng hướng về người dân vùng lũ đều quý. Song, tôi chợt nghĩ, khi sự cần giúp đỡ trên một diện rộng như hiện nay, có lẽ cũng cần một sự điều phối. Để sự giúp đỡ được trải đều cho mọi người cần được giúp đỡ.

Theo dõi trên các phương tiện truyền thông cũng như trên mạng xã hội, tôi có cảm nhận rằng, có vẻ như người nghèo thành thị ít được nhắc đến!?

Dịch bệnh đã bao trùm sự khó khăn lên đối tượng nghèo khổ. Người nghèo thành thị là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề. Cứ quan sát chung quanh sẽ thấy rõ. Những người làm nghề tự do, chạy ăn từng bữa vốn cuộc sống đã bấp bênh. Giờ lại thêm chuyện không có việc làm cuộc sống lại càng khó khăn gấp bội. Trong gói cứu trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ đã giúp họ một phần, song chừng ấy cũng không giúp họ vượt qua những khó khăn dồn dập.

So sánh như thế này cũng là khập khiễng. Song, tôi muốn nêu lên vấn đề để chúng ta dễ hình dung.

Những người có cuộc sống tương đối ổn định là những người có nghề nghiệp, có vốn, có tư liệu sản xuất. Những người nghèo thành thị dường như họ thiếu mọi bề trong ba yếu tố nói trên. Ví dụ như một chị bán vé số, thu nhập có được là nhờ tiền bán vé số ít ỏi hàng ngày. Với thu nhập như vậy, họ khó mà có tích lũy. Hay như anh chạy xe ôm, chạy xe xích lô truyền thống… dịch bệnh đã làm giãn cách xã hội khiến cho nguồn thu nhập này cũng bị “đứt”, thế thì bảo làm sao cuộc sống chẳng khó khăn? Trong xã hội, còn vô vàn những cách lao động tự do, thiếu ổn định. Những người này rất dễ bị tổn thương khi có một biến động nào đó xảy ra. Mà từ đầu năm đến nay, chúng ta thấy cuộc sống có quá nhiều biến động - dịch bệnh, thiên tai bão lũ.

Người hỗ trợ họ có quyền để lựa chọn. Nhưng để của thơm thảo được chia sẻ cho được nhiều người, theo tôi có lẽ những nhà hảo tâm nên thông qua tổ chức Mặt trận, chính quyền các cấp, hoặc Liên đoàn Lao động để có một sự điều phối. Khi ấy, chúng ta sẽ không “bỏ sót” một ai, trong đó có cả người nghèo thành thị cũng cần nhận được sự giúp đỡ.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”

Ngày 3/2, Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Công An TP. Huế, BIDV Thừa Thiên Huế và Phú Xuân, Vietcombank Huế, MB Huế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An; Hải đội 2 Biên phòng tổ chức ngày hội “Bánh chưng xanh” cho người nghèo và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn lần thứ II, xuân Giáp Thìn năm 2024.

Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”
Return to top