Nghĩa tình ngư dân
TTH - Nghề đi biển không chỉ bị thiên tai, sóng gió mà “nhân tai” cũng luôn chờ chực khi bị các phương tiện khác đâm chìm tàu. Dù gian nguy trên biển, nhưng câu chuyện ngư dân sống một đời “trượng nghĩa” với nhau cũng không phải là hiếm!
Hiểm nguy rình rập
Đã hơn 5 năm trôi qua, ngư dân Phan Văn Manh (65 tuổi, trú thôn Cự Lại Nam, xã Phú Hải, huyện Phú Vang), chủ tàu cá số hiệu TTH- 33501 vẫn còn ám ảnh việc tàu của ông bị tàu hàng đâm chìm khiến con trai Phan Văn Cư và bạn thuyền Nguyễn Đại Ngữ tử nạn.
![]() |
Ông Phan Văn Manh (trái) cùng bạn thuyền thoát chết trên tàu cá, giờ vẫn một lòng bám biển |
65 tuổi, sau tai nạn mất con, tài sản, ông vẫn bám biển mưu sinh, bởi như lời ông nói “biển chừ nó ngấm vô trong máu tui rồi!”.
Ngoài mất con, ông Mạnh còn thiệt hại giá trị chiếc thuyền thời điểm đó khoảng 120 triệu đồng. Gia đình ông Manh phải vay mượn khắp nơi để chạy chữa cho anh Phan Văn Hùng. “Tui làm đơn gửi khắp nơi để truy tìm chiếc tàu hàng gây tai nạn nhưng không thấy tăm hơi đâu. Bảo hiểm thì vừa hết hạn đúng… một ngày nên chẳng được hỗ trợ đồng nào cả”, giọng ông Mạnh nghẹn lại.
Còn với ngư dân Phan Hữu Hồng (trú thôn Phương Diên, xã Phú Diên), chuyến ra khơi cách đây năm rưỡi đã trở thành niềm ám ảnh kinh hoàng.
Ngày 16/7/2014, khi thuyền nan mang số hiệu TTH 40647 (do ông Phan Hữu Thân làm chủ), chở theo 5 ngư dân gồm các ông Phan Hữu Hồng, Phan Hữu Lực, Phan Hữu Dinh, Phan Hữu Dịnh, Mai Văn Dinh (trú cùng thôn Phương Diên), đang câu mực trên vùng biển cách bờ chừng 10 hải lý thì xảy ra va chạm với tàu hàng Sao Biển 16 (Quảng Bình).
Cú va chạm mạnh khiến các ngư dân bị hất xuống biển, ông Hồng bị thương nặng, các ngư dân khác bị xây xát; phần mũi thuyền nan bị vỡ toác, thuyền chìm xuống biển ngay sau đó.
Được sự ứng cứu kịp thời của Đồn Biên phòng Vinh Xuân và ngư dân đánh bắt gần đó, 5 ngư dân được đưa vào bờ an toàn. Thuyền ông Thân cũng được tàu hàng kéo vào sau đó.
Ông Hoàng Trọng Đoài, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Diên cho biết: “Sau khi làm việc, thỏa thuận giữa các bên, tàu hàng đã đền bù cho ngư dân 12 triệu đồng chi phí sửa thuyền, đưa ngư dân đi chữa trị. Tuy còn may mắn hơn ngư dân một số nơi, nhưng tai nạn trên biển làm ảnh hưởng tâm lý, sinh kế của nhiều ngư dân khi mấy tháng sau họ mới trở lại biển”.
Bỏ biển đuổi tàu hàng
Ngày 18/10/2012, sau bữa cơm, 4 cha con ông Mâu cùng 3 người bạn lên chiếc tàu cá công suất 60 CV của ông để khởi hành ra vùng biển đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), thu mua hải sản. Khi tàu đi chừng 40 hải lý, bất ngờ bộ đàm trên tàu phát tín hiệu kêu cứu của một tàu cá khác bị gặp nạn. Bên kia đầu dây, ông Lê Văn Giáp, chủ tàu TTH 94122 giọng gấp gáp: “Tàu tôi bị một tàu hàng tông chìm rồi. 6 anh em trên tàu đã được cứu nhưng chiếc tàu hàng đã bỏ chạy, nhờ anh em đuổi bắt giúp...”
Sau phút định thần, ông Mâu liền quay mũi tàu hướng vào nam. “Khi đó tàu chúng tôi đang cách tàu hàng khoảng 1 hải lý. Thà không biết thì thôi chứ nghe thông tin tàu bạn bị nạn thì anh em quyết định đuổi theo ngay” - ông Mâu nhớ lại. Chưa đầy 10 phút sau, chiếc tàu hàng Nghi Sơn chở xi măng với trọng tải trên 10.000 tấn lừng lững đi qua trước tàu cá ông Mâu. Ông Mâu cùng thuyền viên ra tín hiệu cho họ dừng lại nhưng bất thành.
Không còn cách nào khác, ông Mâu quyết định lái tàu cá với tốc độ 9 hải lý/giờ để bám theo chiếc tàu hàng Nghi Sơn. Để không bị sóng đánh chìm, ông Mâu cho tàu chạy cách tàu hàng 1 hải lý. Đồng thời, thả hơn 100 cây nước đá trên tàu xuống biển để tàu chạy nhanh hơn.
Ngư dân Lê Văn Hạnh, một thuyền viên kể lại: “Truy đuổi cả một chặng dài, tàu cá chúng tôi không biết bao nhiêu lần bị vướng lưới vào chân vịt. Cứ mỗi lần như thế, tôi và một người đi bạn nữa lại nhảy xuống biển cắt lưới. Thời gian thực hiện phải rất nhanh, không để mất dấu tàu hàng”. Trong khi đó, con trai ông Mâu là anh Trần Văn Cường (30 tuổi) suốt hành trình truy đuổi tai không rời bộ đàm liên lạc với cơ quan chức năng.
Khi trời bắt đầu rạng thì cuộc truy đuổi của tàu ông Mâu đã vào tới hải phận TP. Đà Nẵng, cách điểm gây tai nạn hơn 60 hải lý. Và khi đã nhìn được tên con tàu hàng gây nạn, ông Mâu liền báo cho Bộ đội Biên phòng tỉnh để truy bắt. Đến sáng 19/10, chiếc tàu hàng Nghi Sơn mới bị cơ quan chức năng tỉnh bắt được ở vùng biển đi ngang qua đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Ngồi nhớ lại, ông Mâu bảo: “Tôi chỉ lo nếu không truy bắt được tàu hàng thì người bạn ngư dân của tôi sẽ trắng tay, rơi vào cảnh nợ nần”.
Ông Lê Văn Giáp cho biết sau khi làm rõ vụ tai nạn, phía tàu hàng đã đền bù chiếc tàu cá của ông với gần 600 triệu đồng. “Tôi đã dùng số tiền này mua lại một chiếc tàu mới để tiếp tục bám biển. Nếu không có sự truy đuổi quyết liệt của ông Mâu thì tôi xem như trắng tay” - ông Giáp tâm sự.
Cùng với việc truy bắt tàu gây tai nạn, thời gian qua, ngư dân trong tỉnh đã liên kết, hỗ trợ nhau làm ăn, cứu hộ cứu nạn thông qua việc thường xuyên giúp nhau chở nhu yếu phẩm, đá, dầu ra ngư trường; lai dắt, tương trợ nhau khi tàu bị nạn.
Ông Phan Văn Chinh, Chủ tịch Hội nghề cá thị trấn Thuận An nhận định: “Ngoài việc trang bị các thiết bị hiện đại, cung cấp thông tin về thời tiết cho ngư dân mỗi chuyến ra khơi an toàn, hiệu quả, nhiều năm qua, việc tham gia vào tổ, đội đánh bắt cũng giúp ngư dân phát huy truyền thống hỗ trợ, đùm bọc nhau trên biển; nâng cao cảnh giác, góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”.
- Bổ sung kiến thức về an toàn vệ sinh lao động cho 200 công nhân (28/05)
- Xây dựng chi bộ “3 tốt, 3 không” (28/05)
- Khai mạc Hội thảo lần thứ nhất Chương trình "Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2020-2025" (28/05)
- Trao bằng tốt nghiệp cho 81 học viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh (28/05)
- Cứu 3 người mắc kẹt trong vụ cháy quán internet (28/05)
- Sôi nổi ngày hội đoàn viên công đoàn (28/05)
- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương gặp mặt hơn 150 thành viên Câu lạc bộ Phú Xuân (28/05)
- Những chính sách, quy định mới sẽ có hiệu lực từ tháng 6/2022 (28/05)
-
Bổ sung kiến thức về an toàn vệ sinh lao động cho 200 công nhân
- Khi phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ doanh nghiệp
- Nhiều ý kiến góp ý về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
- Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
- Thêm “lò nóng” chống tham nhũng ở địa phương
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở
- Những công trình ý nghĩa, thiết thực
- Khởi công “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
- Làm tốt vai trò cầu nối, đưa ý kiến cử tri đến với Quốc hội
- Những kỷ vật thiêng liêng của Bác Hồ
-
Thống nhất cao Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa
- Bà Hoàng Thị Thùy Linh được bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh đoàn
- Nhiều kiến nghị của người lao động được giải đáp
- Vì một Huế xanh - sạch - sáng
- Ông Nguyễn Văn Phúc giữ chức Giám đốc Sở Du lịch
- Thành công từ sự đồng thuận
- Tử vong vì điện giật khi sửa máy bơm nước
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở
- Khởi công “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
- Những kỷ vật thiêng liêng của Bác Hồ
-
Tặng hơn 100 đầu sách cho Thư viện Trường tiểu học Quảng Thái
-
Những công trình ý nghĩa, thiết thực
-
Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh nhận bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương và UBND tỉnh
-
15 đơn vị đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan các Cung, Trung tâm Thanh thiếu niên
-
Vừa hoạt động Đoàn, vừa phát triển kinh tế
- Xem tin mới nhất hôm nay