ClockChủ Nhật, 28/09/2014 17:25

Nghĩa Trũng xứ ở Mỹ Lợi

TTH - Trong chuyến thực địa gần đây, chúng tôi phát hiện ở làng Mỹ Lợi (Phú Lộc) có một “nghĩa địa” dành riêng cho những người chết không bà con thân thích. Giữa có tấm bia ghi ba chữ lớn “Nghĩa Trũng xứ” với lịch sử gần 1,5 thế kỷ.

“Nghĩa Trũng xứ” Mỹ Lợi là nghĩa trang dành riêng cho những người qua đời không bà con, họ tộc, được quy tụ giữa một bãi cát lớn thuộc thôn 2. Hằng năm vào tiết Thanh Minh (mồng 4 hoặc mồng 5 tháng 4), người dân làng Mỹ Lợi tổ chức chạp mã, hương khói, gọi là “chạp mả làng”.

Một trong những ngôi mộ làng ở Mỹ Lợi

Khu nghĩa địa vẫn còn tấm bia cổ nhỏ khoảng 40cm x 70cm, khắc ba chữ “Nghĩa Trũng xứ”, dòng bên phải ghi dòng chữ nhỏ “Tự Đức Bính Tý niên thất nguyệt cát nhật” (ngày tốt tháng Bảy năm Bính Tý đời Tự Đức), tức năm 1876; dòng bên trái ghi “Mỹ Lợi âp phụng kiến” (Ấp Mỹ Lợi kính dựng).

Qua tư liệu còn lưu lại ở làng Mỹ Lợi, thì bia Nghĩa Trũng của làng có nguồn gốc bắt đầu từ thời danh nhân văn hoá Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), người làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền ngày nay. Ông vốn là người giàu lòng nhân ái, nhất là đối với người nghèo khổ.

Năm 1857, cụ Đặng Huy Trứ được điều ra Thanh Hoá làm Thông phán Ty Bố chánh xứ. Ông đã cho lập một Nghĩa Trũng” ở huyện Quảng Xương để chôn cất những người chết đường, chết chợ không thân nhân. Về sau được đổi vào làm Ty Bố chánh xứ Quảng Nam ông cũng tiếp tục cho lập một Nghĩa Trũng phía đông ngoài thành thuộc xã La Qua.

Theo cụ Nguyễn Hải - Trưởng làng Mỹ Lợi, thì “Nghĩa Trũng xứ” của làng Mỹ Lợi hiện có hơn 80 mộ. Những người từng khai canh, khai khẩn sinh sống lâu đời ở Mỹ Lợi nay bị tuyệt tự như họ Sào, họ Đỗ, họ Bùi, họ Đồng đều được làng đưa về Nghĩa Trũng. Một số mộ của các cụ có công với làng đều được dân làng xây lăng, phần còn lại được dựng bia ghi “mộ làng”, tránh lẫn lộn với các ngôi mộ có chủ khác, để con dân trong làng hằng năm tiện bề chăm nom, hương khói. Thể hiện nghĩa cử cao đẹp “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đời sau, đối với thế hệ ông cha đi trước với công cuộc khai phá, thành lập làng.

Năm 2002, bia “Nghĩa Trũng xứ” được bà con trong làng vận động, quyên góp nâng cao, xây dựng thêm phần mái. Nhờ thế, “Nghĩa Trũng xứ” Mỹ Lợi giờ đã được khang trang hơn.

Tiến Vinh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top