Thế giới

Nghiên cứu chỉ ra cách để đạt được 'siêu miễn dịch' Covid-19

ClockThứ Năm, 27/01/2022 15:12
Các nhà nghiên cứu của Đại học Khoa học và Y tế Oregon (OHSU) đã lấy mẫu từ 104 người, tất cả đều được tiêm hai mũi vaccine Pfizer. 42 người trong số họ chưa bao giờ mắc Covid-19, 31 người đã tiêm vaccine sau khi nhiễm bệnh và 31 người bị nhiễm bệnh sau khi tiêm.

Nhà Trắng: Mỹ đã gửi 400 triệu liều vaccine COVID-19 hỗ trợ 112 quốc giaBiến thể mới tiếp theo có thể sẽ lây lan mạnh hơn OmicronÔng Tedros Adhanom Ghebreyesus là ứng cử viên duy nhất cho chức vụ Tổng Giám đốc WHOGDP ASEAN+3 sẽ chạm mốc 4,9% trong năm 2022Anh dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm với khách quốc tế tiêm phòng đầy đủ

Các nhà khoa học cho biết việc kết hợp giữa vaccine và kháng thể sau khi mắc Covid-19 sẽ tạo nên lớp bảo vệ mạnh mẽ. Ảnh: Getty

Sau khi các nhà khoa học lấy mẫu máu của các tình nguyện viên, họ phát hiện ra rằng sự kết hợp giữa vaccine và miễn dịch tự nhiên tạo ra kháng thể "mạnh hơn ít nhất 10 lần so với khả năng miễn dịch khi chỉ tiêm vaccine".

Đồng tác giả cấp cao Fikadu Tafesse, trợ lý giáo sư về vi sinh phân tử và miễn dịch học tại Trường Y OHSU, kết luận: "Bất kể bạn bị nhiễm bệnh trước hay sau khi tiêm chủng, bạn vẫn sẽ nhận được phản ứng miễn dịch cực kỳ mạnh mẽ, với tỷ lệ bảo vệ cao đáng kinh ngạc".

Tafesse cũng lưu ý rằng khả năng bị nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng vẫn còn cao là bởi sự lây lan rộng của virus.

Theo Dân Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top